Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa-nhat-ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa-nhat-ban. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Những điều bạn không nên làm khi tới Nhật Bản

Những điều bạn không nên làm khi tới Nhật Bản



Các bạn chuẩn bị đi du học nhật bản hay đi xkld thì việc tìm hiểu phong tục tập quán của một đất nước có nền văn minh vượt bậc là điều vô cùng cần thiết đấy. Hãy cùng duhocnhatban68 tìm hiểu một số điều không nên làm khi đặt chân lên đất Nhật

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Sau khi đến Nhật Bản du học bạn nên tránh 3 điều tối kỵ sau

Muốn sống tốt tại Nhật buộc bạn phải hiểu biết và tránh những điều nên kiêng kỵ ấy. Trong bài viết này, Thăng Long OSC sẽ chia sẻ 3 điều tuyệt đối không nên làm tại Nhật. Nếu du học Nhật Bản là lựa chọn của bạn, hãy nhớ kỹ những điều này để có cuộc sống của du học sinh tốt nhất tại Nhật Bản

Sau khi đến Nhật Bản du học bạn nên tránh 3 điều tối kỵ sau

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Háo hức chờ đón tết Nhật Bản trong lòng Hà Nội những ngày đầu năm 2017

Mối thân tình Việt – Nhật ngày càng được thắt chặt, keo sơn. Điều ấy không chỉ thể hiện qua những chiến lược hợp tác về kinh tế, giáo dục, cung ứng nhân lực – việc làm (thông qua du học Nhật Bản, xuất khẩu lao động Nhật) mà còn hiển hiện qua những sự kiện thúc đẩy giao lưu, quảng bá văn hóa giữa 2 quốc gia. Lễ hội Oshougatsu mang Tết Nhật đến phố phường Hà Nội là một trong những sự kiện có chung mục đích ấy.
Nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản, trong những ngày đầu năm mới 2017, lễ hội Oshougatsu sẽ được tổ chức tại sân C9 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ 8 giờ đến 18 giờ ngày 8-1-2017.

Háo hức chờ đón tết Nhật Bản trong lòng Hà Nội những ngày đầu năm 2017
Lễ hội dự kiến sẽ thu hút hàng ngàn học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân quan tâm tới văn hóa Nhật Bản. Đến với lễ hội Oshougatsu 2017, người tham dự sẽ được tham gia nhiều hoạt động đặc trưng của văn hóa Nhật Bản như khám phá không khí tết truyền thống và Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản , chụp ảnh 3D độc đáo, thi đấu Sumo, giã bánh giày mochi truyền thống, viết thư pháp, viết điều ước năm mới…
Ngoài ra, các học sinh có thể tự tay làm đồ handmade truyền thống như mặt nạ Nhật Bản, búp bê Teruteru, gấp giấy Origami, trải nghiệm miễn phí các trò chơi truyền thống của Nhật Bản và nhận các phần quà từ ban tổ chức.
Điểm nhấn của lễ hội năm nay là khu văn hóa được dựng bằng ba tấn trúc. Du khách sẽ được đi dưới giàn đèn lồng rực rỡ, lắng nghe âm thanh của hàng trăm chiếc chuông gió, là những hình ảnh và âm thanh quen thuộc trong thời gian diễn ra lễ hội truyền thống đầu năm của Nhật Bản.
Lễ hội Oshougatsu là dịp không thể bỏ qua cho các bạn yêu mến văn hóa Nhật, hay có dự định du học Nhật Bản. Hãy đắm mình vào không khí Tết cổ truyền của xứ sở hoa anh đào tại lòng thủ đô Hà Nội và cùng nhau ước nguyện về một năm an lành, hạnh phúc nhé!
Nhân dịp Tết Đinh Dậu 2017 đang đến gần, Công ty du học Nhật bản Thang Long OSC triển khai chương trình tặng 10 triệu chi phí du học Nhật Bản kèm 1 vé máy bay trị giá 500 USD cho học viên đăng ký tham gia trực tiếp tại công ty, hoặc thông qua website này. Năm cũ đang khép lại, đừng để lòng mình lần chần với những điều không còn mới, chúc bạn mạnh dạn, quyết tâm hơn với dự định của mình và luôn nỗ lực trau dồi cho lộ trình du học Nhật bản vừa học vừa làm được hanh thông, thành công rực rỡ.

Các bạn học sinh sinh viên có nhu cầu đi du học tại Nhật bản vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583


Bạn có biết Nhật Bản là quốc gia duy nhất tại châu Á đón Tết theo lịch dương?

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với việc giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa truyền thống, nhưng tại sao Nhật lại bỏ phong tục đón Tết Nguyên Đán (theo lịch âm) mà chuyển sang đón Tết dương? Đó là thắc mắc của rất nhiều người trong đó có cả các du học sinh hiện đang du học Nhật Bản vừa học vừa làm . Dù người Nhật không ăn Tết âm lịch như Việt Nam nhưng ngày Tết dương lịch vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của “xứ sở hoa anh đào”. Hãy cùng tìm hiểu phong tục đón năm mới ở xứ sở Phù Tang xem có điểm gì độc đáo nhé!

Du học nhật bản - đón tết dương lịch
 

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Tổ chức lễ ly hôn linh đình chỉ có ở Nhật Bản

Có thể nó ly hôn đối với người Việt Nam là sự chia ly buồn bã và người ta thường muốn che giấu không cho nhiều người biết tránh bị xì xào bàn tán, còn với Nhật bản thì sao?
Các cặp vợ chồng tại Nhật Bản ngày càng có xu hướng tổ chức lễ ly hôn long trọng với đầy đủ nhẫn cưới, khách mời và tiệc mừng giống như họ tổ chức đám cưới. 

.
Nhà tổ chức lễ ly hôn Hiroki Terai trong lễ chia tay của cặp đôi Daigo Teshima và Saori.
Saori Teshima từng mơ về giây phút ấy: Đứng hồi hộp bên chồng đang mặc bộ đồ complê lịch sự trước đông đảo bạn bè và những người thân yêu, với một chiếc nhẫn lấp lánh trước mặt cô.
Nhưng đối lập với các nghi lễ đám cưới truyền thống, người đàn ông đứng bên cạnh Saori không đeo chiếc nhẫn vào bàn tay trái cho cô và cũng không có nụ hôn ngọt ngào nào giữa họ. Thay vào đó, cặp đôi được đưa cho một chiếc búa rồi họ cùng cầm và đập méo chiếc nhẫn cưới để chính thức kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm giữa họ.
Đó là một nghi lễ ly hôn kỳ lạ nhưng lại diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội Nhật Bản. Các cặp đôi muốn kết thúc cuộc hôn nhân với sự long trọng và các nghi thức tương tự như họ tổ chức đám cưới.
Lễ ly hôn kiểu mới bao gồm một chuỗi các hoạt động tượng trưng nhằm đánh dấu sự kết thúc của một cuộc hôn nhân, từ việc nâng cốc để không bao giờ gặp lại nhau nữa cho tới nghi lễ cặp đôi ngồi trên hai chiếc xe kéo riêng biệt để phản ánh sự khởi đầu của một hành trình mới.
Tỷ lệ ly hôn tại Nhật Bản đang gia tăng, với hơn 251.000 vụ ly hôn đã diễn ra trong năm 2008. Sự gia tăng này được cho là do những nguyên nhân về kinh tế và sự kết thúc của mẫu gia đình Nhật Bản truyền thống trong đó nhiều phụ nữ Nhật ngày nay không muốn chỉ ở nhà nội trợ và phụ thuộc vào người chồng.
Nhưng vì chuyện ly hôn vẫn bị kỳ thị trong xã hội Nhật Bản nên lễ ly hôn kiểu mới được xem là thời điểm để chính thức công khai việc chia tay theo cách mà bạn bè và gia đình có thể chấp nhận được.
 
 
Các cặp đôi sẽ dùng búa đập méo chiếc nhẫn cưới họ từng trao nhau.
Người đi tiên phong cho khuynh hướng tổ chức các lễ ly hôn long trọng là Hiroki Terai, 29 tuổi, một cựu nhân viên bán hàng từ quận Chiba. Terai đã đưa ra ý tưởng tổ chức lễ ly hôn trang trọng sau khi nhìn thấy bạn bè ly thân hồi năm ngoái.
Kể từ khi thiết lập công ty tổ chức các lễ ly hôn hồi tháng 3 năm nay, Terai đã nhận được liên lạc của hơn 700 người. Cho tới nay Terai đã tổ chức 21 nghi lễ ly hôn, với chi phí từ 65-1.000 USD. 9 cặp đôi khác cũng đã đặt sẵn để tổ chức tiệc ly hôn.

“Buổi lễ giúp các cặp đôi, bạn bè và gia đình chứng kiến một cái kết xúc động. Mọi người muốn một sự khởi đầu mới”, anh Terai nói. 
Terai cho biết, các cặp đôi tổ chức tiệc ly hôn cho tới nay nằm trong độ tuổi từ 21-57. Những điều thú vị nho nhỏ mà anh đã gặp trong quá trình tổ chức tiệc ly hôn là có hai cặp đôi cuối cùng đã quyết định… không ly hôn nữa sau khi nhận ra rằng họ vẫn còn rất quan tâm tới nhau.
Roland Kelts, một chuyên gia về Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản và giảng viên tại Đại học Tokyo, cho rằng lễ ly hôn là cách để người Nhật để bắt nhịp với sự thay đổi cấu trúc gia đình.
Aoyama Tsuyoshi, 32 tuổi, vị khách tham dự một tiệc ly hôn nói: “Ban đầu khi nhận được lời mới tới tiệc ly hôn, tôi nghĩ đó là chuyện đùa. Nhưng tôi nhận ra là họ hoàn toàn nghiêm túc vì họ muôn có sự khởi đầu mới. Đó là một ngày buồn nhưng tôi hạnh phúc khi có mặt ở đây để ủng hộ họ. Tôi nghĩ rằng hiện tượng tổ chức lễ ly hôn tại Nhật Bản là chuyện lành mạnh”.
Sau lễ ly hôn, các cặp đôi thường tới một nhà hàng địa phương. Vợ cũ và chồng cũ sẽ ngồi ở hai bàn khác nhau. Họ sẽ nâng cốc cùng các khách mời và sau đó là ăn bữa cơm chia tay.

Đây là 1 trong những văn hóa lạ của người Nhật Bản, nếu ai đã từng đi du học hoặc xuat khau lao dong nhat ban chắc sẽ hiểu phần nào về cuộc sống còn người nơi đây


Theo Telegraph

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Những tương đồng thú vị về Tết truyền thống trong văn hóa Nhật - Việt

Có thể nhận thấy sự tương đồng giữa người Nhật và người Việt trong những phong tục, thói quen ngày Tết cụ thể, hay ngay cả trong suy nghĩ, quan niệm về Tết.
Với người dân đất nước Mặt trời mọc, Tết là dịp lễ lớn nhất, quan trọng nhất và cũng là dài nhất trong năm. Năm nay, người Nhật sẽ được nghỉ Tết trong 10 ngày, từ ngày 27/12/2013 đến hết ngày 5/1/2014.
Trước đây, Nhật Bản cũng ăn Tết theo lịch Mặt Trăng (Âm Lịch) như các nước châu Á khác. Vào năm 1873, tức 5 năm sau khi tiến hành công cuộc Duy Tân, họ chính thức chuyển sang ăn Tết theo lịch Mặt Trời (Dương lịch). Kể từ đó, ngày 1, 2 và 3 tháng 1 Dương lịch được coi là 3 ngày Tết truyền thống của Nhật Bản.
Người Nhật gọi Tết là "Oshogatsu", là dịp để chào đón Thần Năm Mới Toshigamisam - vị thần mang lại may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.
 
Những tương đồng thú vị về Tết truyền thống trong văn hóa Nhật - Việt
Cây Nêu và Kadomatsu
Trước Tết, dù bận rộn đến mấy, người Nhật cũng dành thời gian để tự tay lau rửa nhà cửa thật sạch sẽ. Họ quan niệm làm như vậy sẽ giúp gột bỏ những gì không may mắn của năm cũ, đón chào năm mới với tinh thần và thể chất tươi mới, sạch sẽ nhất. Đường phố, các khu vực công cộng như nhà ga, quảng trường vốn hàng ngày đã rất sạch sẽ, nay như càng gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Nếu như người Việt xưa có phong tục trồng cây Nêu ngày Tết, thì người Nhật cũng thường đặt 2 bó cây trước hai bên cửa nhà, gọi là Kadomatsu, để trừ tà ma, đón may mắn.
Kadomatsu gồm 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Ba ống tre tươi vát chéo được xếp từ cao xuống thấp, tượng trưng cho chiếc thang để đón Thần Toshigamisam xuống hạ giới. Số cành thông phải là số lẻ, bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia đều và sẽ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt. Còn dùng cành thông là vì, trong mùa đông, lá của loài cây này vẫn xanh tươi, sắc, nhọn, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống, có thể diệt trừ ma quỷ.
Trong nhà, dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo Shimekazari - một loại bùa chú - có ý nghĩa ngăn không cho ma quỷ vào nhà.
Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7/1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa hoặc tự đốt trước cửa nhà như hình thức hóa vàng của người Việt.
Người Nhật thường không bày bàn thờ trong nhà, mà thường thờ cúng tổ tiên tại chùa hoặc đền. Bàn thờ tại nhà chỉ bày trong dịp Tết. Trên bàn thờ ngày Tết, không thể thiếu những sản phẩm truyền thống đặc trưng là bánh gạo Mochi, quả hồng, hạt dẻ, hạt thông, đậu đen, cá trích, mực và cam.
Thời gian cho sum họp và lễ chùa
Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nước Âu, Mỹ, nhưng người Nhật vẫn không có thói quen đi chơi đêm Giáng sinh, và cũng không tổ chức đón Giáng sinh một cách ồn ào. Chỉ số ít thanh niên đi ra đường, đến các điểm có trang hoàng ánh sáng để chụp ảnh và hoàn toàn không có cảnh chen lấn, tắc đường.
Nhưng không khí chuẩn bị Tết ngay sau đó thì thực sự khác biệt. Dù ở đâu, làm gì, người Nhật vẫn luôn tìm cách về sum họp, dành tối đa thời gian bên gia đình.
Đêm giao thừa là thời điểm người Nhật cùng nhau ăn bữa cơm "tất niên", bữa ăn đông đủ, được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trong năm. Các thành viên trong gia đình cùng trò chuyện, ôn lại những kỷ niệm của năm cũ, chia sẻ những dự định, kế hoạch của năm mới. Cũng giống như người Việt, câu chuyện cuối năm thường mang tính tổng kết, tránh nhắc lại những điều xui xẻo.
Món ăn không thể thiếu trên bàn ăn trong đêm giao thừa là Toshikoshi Soba - loại sợi mì dài và dai làm từ kiều mạch, gạo. Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa "chuyển giao từ năm cũ sang năm mới". Cũng có quan niệm cho rằng sợi mỳ dài này tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.
Kết thúc bữa cơm tất niên, nhiều người sẽ đến các đền, chùa gần nhà để đón giao thừa. Tại chùa, họ sẽ tung những đồng xu vào các hòm công đức lớn đặt ngay cửa tạo ra tiếng kêu leng keng rất vui tai.
Đúng thời khắc chuyển giao sang năm mới, chuông tại tất cả các đền, chùa trên toàn nước Nhật sẽ đồng loạt điểm 108 tiếng. Theo quan niệm xưa, tiếng chuông vang lên 108 lần để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở. Có thể nói, đây là một nét văn hóa rất riêng có của Nhật Bản khi tiếng chuông ngân nga đồng thời trên cả nước, gửi đi thông điệp và lời cầu nguyện của tất cả mọi người cho một năm mới hạnh phúc, bình an.
Lễ chùa xong, người Nhật cũng thường rút quẻ (Omikuji). May mắn rút được quẻ lành, họ sẽ mang về nhà, còn nếu rút phải quẻ hung thì sẽ buộc lên cành cây ngay tại chùa để tránh điều không may mắn.
Khai bút và những hành động đầu tiên
Giống như người Việt, người Nhật cũng rất chú trọng những hành động, lời nói đầu tiên sau thời điểm giao thừa, bởi họ quan niệm đó là những hành động mang tính biểu tượng, có thể mang lại may mắn  hoặc xui xẻo cho cả năm.
Sáng mồng 1 Tết, nhiều người sẽ dậy thật sớm để có thể đón được ánh mặt trời đầu tiên với tâm niệm sẽ gặp may mắn trong cả năm. Truyền hình cũng liên tục cập nhật hình ảnh mặt trời mọc tại khắp các địa điểm trên đất nước để người dân theo dõi.
Nếu gặp bất cứ người Nhật nào trong ngày Tết, bạn sẽ thấy họ luôn mỉm cười thật tươi, cúi chào nhau thật thấp. Nụ cười và sự thân thiện, vồn vã trong ngày mồng 1 Tết mang thông điệp của sự tươi mới, vui vẻ cho cả năm.
Nhiều người, đặc biệt những người làm công việc liên quan đến giấy bút sẽ dành thời gian sáng sớm ngày mồng 1 Tết để khai bút. Thông thường, họ sẽ viết những lời chúc dành cho mình, cho người thân, hoặc sáng tác một bài thơ. Nét bút đầu tiên của cả năm này sẽ được lưu giữ cẩn thận.
Tiếng Nhật có hẳn những từ riêng để gọi những hành động đầu tiên này. Chẳng hạn, kakizome có nghĩa là nét bút đầu tiên, hay tục khai bút; hatsuyume- giấc mơ đầu tiên; hatsumoude- chuyến đi lễ đền, chùa đầu tiên; hakizome- lần quét nhà đầu tiên; hatsuburo - lần tắm đầu tiên...
Vào sáng mồng 1 Tết, các gia đình Nhật Bản đều làm lễ cúng Thần Năm Mới (Oshogatsu) để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mọi thành viên trong gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc. Sau nghi thức cúng, họ cùng nhau uống rượu, ăn bánh osechi (loại bánh truyền thống dành riêng cho ngày Tết) cùng canh bánh dày Ozoni. Đây là món canh sử dụng tất cả các nguyên liệu được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật cho rằng, ăn những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ giúp họ mạnh khỏe hơn.
Sau Giao thừa, trẻ em sẽ được bố mẹ, ông bà mừng tuổi. Tiền mừng tuổi thường được để trong các bao màu đỏ, được trang trí hình con giáp của năm một cách ngộ nghĩnh. Người lớn trong gia đình thường tặng nhau những món quà năm mới do tự tay mình chuẩn bị.
Trong 3 ngày Tết, người Nhật cũng sẽ đến thăm nhà, tặng quà nhau để chúc mừng năm mới, việc họ hiếm khi thực hiện trong cả năm.
Sau Tết, người Nhật còn có Tết 7 loài hoa vào ngày 7/1, tục làm vỡ bánh dày vào ngày 11/11 và lễ thành nhân ngày 15/1 cho các thanh niên nam nữ tròn 20 tuổi.
Thông thường, phải sau ngày 15/1, không khí Tết mới thực sự qua đi, và nhịp sống mới thực sự trở lại sôi động vốn có.
Theo Vietnamnet.vn
Hiện nay, Thăng Long OSC đang tổ chức tuyển sinh du học Nhật Bản tự túc 2016 với nhiều ưu đãi hấp dẫn.Mọi thắc mắc liên quan như chọn ngành, chọn nghề, chọn môi trường học tập, sinh sống hoặc những thông tin về học tiếng Nhật, chi phí tuyển sinh vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được giải đáp tận tâm.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ THĂNG LONG
VPGD: Tầng 8, Số 6, Đường Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy , Hà Nội
ĐT: 0466 866 770