Du học Nhật Bản: Cẩn thận với công ty lừa đảo. Đây là lời cảnh bảo từ lâu nhưng hiện nay nhiều trường hợp vẫn mắc phải
Đó là tâm sự của du học sinh T. (xin giấu tên, quê Thanh Hóa) kể lại với phóng viên báo Người Đưa Tin.
“Bánh vẽ” của công ty du học Nhật Bản
Bắt đầu từ câu chuyện của người thầy - Tiến sỹ mỹ học T.H - đau đáu vì đã không thể giúp được nhiều hơn cho những du học sinh khác, chúng tôi được tiếp xúc với một số du học sinh đã được công ty du học Việt Phát (Ninh Bình), công ty tư vấn du học VTC1 đưa sang với viễn cảnh sẽ sớm giàu sang trong một vài năm đi du học tại Nhật Bản.
Không chỉ vẽ ra những miếng bánh về thu nhập khủng mỗi tháng, để tạo được niềm tin, nhiều công ty còn hứa hẹn nhiều điều không có thật.
Chia sẻ với phóng viên, du học sinh T. (quê ở Thanh Hóa) chia sẻ: “Em được công ty du học Việt Phát tư vấn đưa đi du học tại Nhật Bản từ đầu tháng 4 năm 2015. Tuy nhiên, sang đến nơi, em mới biết mình bị lừa, tinh thần hoàn toàn sụp đổ, nó không giống với những gì mà công ty đã giới thiệu khi ở Việt Nam”.
T. cho biết, khi còn ở Việt Nam, trong thời gian tham gia học tiếng Nhật ở công ty Việt Phát, tất cả mọi học sinh đều được công ty hứa hẹn, sang đến Nhật sẽ được văn phòng của công ty tạo mọi điều kiện ăn ở, đi lại, xin việc làm thêm giúp, tạo được quá nhiều niềm tin để học sinh yên tâm học và quan trọng hơn là nộp tiền đầy đủ cho công ty.
![]() | ||
Nội dung bảng thông báo hỗ trợ du học sinh của công ty VTC1 |
Tuy nhiên, theo một số du học sinh, tất cả chỉ là lời hứa hão huyền mà thôi, sang đến nơi, tất cả đều bắt đầu từ con số không, không có bất cứ một ai giúp đỡ, không một lời hỏi han, học sinh phải tự thân tìm đến trường, thuê chỗ ở và đau khổ nhất là công cuộc đi tìm việc làm để có thể kiếm được tiền trang trải cho cuộc sống và gửi về gia đình để trả nợ.
T. thông tin: “Sang đến nơi, xuống đến sân bay mới biết mình bị lừa, hoàn toàn là giả dối. Không có một ai đưa đón, cái văn phòng của công ty ở bên này đều không có. Học sinh sang đến nơi, đều tự phải tìm đến trường, tự lo chỗ ăn ở, tự tìm việc làm.”
![]() |
Cuộc trò chuyện giữa nhân viên công ty VTC 1 với du học sinh khi đã sang Nhật |
Kể về câu chuyện này, G. cho biết: “Tôi thì nhát chỉ giám đi học để vượt qua kỳ kiểm tra rồi ở lại làm thêm lấy tiền trả nợ ở quê, may mắn hơn có anh chị đã qua bên này đùm bọc nên không phải đá tàu, đá đồ… Nhưng nhiều em mới học hết cấp 3 trẻ người non dạ, lại thiếu thốn, không giám gọi điện về đẻ người nhà gửi tiền qua vì món tiền để đưa các em sang bên này quá lớn. Sang cả tháng không tìm được việc để làm, bạn bè, người thân không có, về cũng không song. Vì cuộc sống, các em phải ăn trộm đồ trong siêu thị, trốn vé tàu để đi đến các nơi…”
“Những em khó khăn quá thì phải đá đồ (là một thuật ngữ chỉ ăn trộm đồ trong các siêu thị, việc lấy đồ ở các siêu thị nhỏ này tương đối dễ vì người bán chỉ kiểm soát qua camera và lợi dụng những góc khuất bỏ những đồ này vào túi. Nhưng khá nguy hiểm với những đồ gắn chip nếu bị bắt có khi bị phạt tới cả trăm triệu.), những người phải đi làm xa thì thường xuyên đá tàu (bằng cách đi nép vào một người nữa, hoặc dùng ví để che mắt thần của xe. Tuy nhiên, nhiều người đã bị phát hiện và bị đuổi về nước”, G. lo lắng.
May mắn hơn là trường hợp của du học sinh, T. kiếm được việc làm nhưng ngày ngày phải đi tàu đến chỗ làm cả đi lẫn về mất 6 tiếng đồng hồ, đến nơi làm suốt 8 – 9 tiếng trong đêm không được ngủ. “Những ngày đi làm về, là trời sáng, đến lớp học chỉ để ngủ vì không có thời gian, cũng không học thêm được gì. Tôi lo nếu hết visa, mà không qua kỳ kiểm tra tiếng, sẽ không được cấp visa nữa, họ sẽ cho về nước. Đến lúc ấy, không biết lấy tiền đâu ra để trả nợ hàng trăm triệu ở quê nhà”, T.chia sẻ.
Nghĩ về thời gian đầu sang đến nơi đi làm, G. cho biết, sang một tháng đầu bị sút 5,6 kg người như nghiện, còn nơi ở chỉ là chỗ để được đồ đạc và có chỗ để đặt lưng sau những khoảng thời gian làm việc dài tại các xưởng cơm hộp, quán ăn,.v.v…còn lại phần lớn thời gian là đi làm và lên lớp. Một ngày mỗi ngày ở nhà chỉ được có 4-5 tiếng mà thôi.
Tuy thời gian làm việc, thời gian học vất vả như vậy đến bữa cơm cũng chỉ là nồi mỳ tôm úp, rồi những bát cơm phần chỉ kịp tranh thủ ăn tại nhà ga hay trên tàu khi đến chỗ làm, có những hôm mua vội chiếc bánh để vừa đi vừa ăn, nhiều lúc nghẹn ngào ở cổ không nuốt được nhưng cố phải nuốt vì phải đi làm để kiếm tiền để trả nợ và đóng học phí...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét