Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Đi Du học Nhật Bản sướng hay khổ ?

Nếu bạn băn khoăn du học Nhật Bản sướng hay khổ thì xin được trả lời rằng nếu bạn ưa an nhàn, hưởng thụ thì đây là hành trình gian khổ, vất vả khôn cùng vì tự thân bạn phải lo lắng, cân bằng mọi điều từ học đến làm sao cho chỉn chu nhất. Nhưng nếu bạn là người ưa học hỏi, khám phá, trải nghiệm để trưởng thành thì du học Nhật Bản là quãng thời gian bạn sẽ trân quý vô cùng bởi những kiến thức, kinh nghiệm mà hành trình này mang lại.
Sướng hay khổ còn phụ thuộc vào quan niệm và lối sống của bạn. Tôi không tán thành những người đi du học Nhật và làm hùng hục như muốn đốt cháy hết thời gian và năng lượng của mình cho công việc, cốt chỉ để kiếm thật nhiều tiền. Nhưng tôi ủng hộ những người chịu thương chịu khó, biết nhìn xa hơn, trông rộng hơn ngoài chuyện tiền bạc khi đi du học Nhật. Bởi du học Nhật Bản là để học, mở mang kiến thức chứ đâu rặt mỗi chuyện làm thêm dăm ba nghề để có tích lũy cao. Hãy sáng suốt trong nhìn nhận và hành động để những năm tháng Đông du ấy sẽ đem lại những kinh nghiệm sống, nền tảng kiến thức quý giá giúp bạn định hình cho tương lai của mình tốt đẹp và thành công hơn.
Nhằm cung cấp một cái nhìn thực tế nhất về cuộc sống du học tại Nhật cho nhiều người trẻ đang ấp ủ dự định du học tự túc, chúng tôi xin trích lại câu chuyện của Nguyễn Tuấn A (25 tuổi, Thái Bình) từng là du học sinh Nhật, sống tại thành phố Tokyo. Là một thành viên du học Nhật Bản theo hình thức tự túc, A. có những chia sẻ về cuộc sống vừa học vừa làm thêm tại Nhật khiến nhiều người “choáng váng”.
“Mình đi du học Nhật Bản tự túc và đã sang Nhật được 3 năm rồi. Hiện tại mình vừa về Việt Nam được vài tháng sau khi kết thúc khóa học tại đất nước này. Cuộc sống học tập và đặc biệt là làm thêm của du học sinh Nhật không màu hồng như mọi người vẫn tưởng, đó là điều mình chắc chắn”, A. khẳng định.



Đi Du học Nhật Bản sướng hay khổ ?

Du học Nhật Bản không thiếu việc để làm, chỉ thiếu sức Nhớ lại 3 năm “giông bão” vừa đi qua, A kể lại: “Trong 3 năm du học Nhật Bản của mình, năm đầu tiên để lại nỗi ám ảnh vô cùng lớn. Khi ấy, mình không có người quen, tiếng Nhật mù mờ, gần như là một người câm điếc ở xứ lạ… khiến mình bí bách đến ngột thở vậy.
Lý do là khi còn ở Việt Nam, mình đã quá chủ quan, ham chơi nên không chịu học tiếng, tiếng Nhật lại khó nên càng biếng thêm. Đến khi sang đây, bất đồng về ngôn ngữ kéo theo một loạt những khó khăn khác chồng chất lên nhau. Trong đó, đầu bảng là vấn đề làm thêm để trang trải cuộc sống”, A. chia sẻ.
“Khi mới sang, tiếng Nhật còn kém nên chỉ đi làm cơm hộp thôi. Khi đã sống ở đây khoảng được 4-6 tháng, tiếng Nhật dần biết thì mình chuyển sang làm trong xưởng phân loại thư. Rồi cuối cùng, mình làm quân thịt nướng tại quán nhậu của người Nhật vào ban đêm. Chủ quán của mình hầu hết là người dễ tính, đặc biệt là ông chủ ở quán nhậu thịt nướng, dường như ông ấy biết sinh viên cần tiền nên ông cho làm đủ lịch trong ngày”, A. chia sẻ.
Công việc của du học sinh tại Nhật rất nhiều như: Phụ việc trong nhà hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ việc làm thêm tại Nhật rất nhiều nhưng tại sao vẫn có bạn không có việc làm? Đó là bởi vì du học sinh không có khả năng giao tiếp để làm việc (nói tiếng Nhật).
2.     Thu về những gì sau 3 năm đi học?
A cho biết, dù việc làm thêm có hơi vất vả nhưng thu nhập khá được nên nhiều bạn đổ xô đi làm: “Trong khi chính phủ Nhật chỉ cho du học sinh làm 4 tiếng 1 ngày nhưng hầu hết các bạn đều làm chui và làm kín cả thời gian có thể để có tiền lo cuộc sống mưu sinh, trả tiền thuê trọ, đóng học phí, sinh hoạt… Thậm chí gửi cả tiền về quê nhà”, A. nói.
Với kinh nghiệm sau 3 năm du học tại Nhật, A. cho biết, nhiều người sang đây học thì ít mà chủ yếu lấy cớ để đi làm, đó là một thực trạng. Chính vì vậy, cái mà nhiều du học sinh nhận được là “lượng kiến thức ít ỏi” mà thay vào đó đa số thời gian dành cho công việc, dẫn đến làm việc quá sức, lao lực, thậm chí có người còn bỏ mạng bên xứ người vì ốm đau, áp lực.
“Lên tới lớp, cảnh lớp học sẽ là các bạn ngủ gật. Nhìn đâu cũng thấy sinh viên ngủ gật. Cũng bởi lẽ, các bạn ấy làm thêm quá nhiều, thiếu ngủ trầm trọng, lên lớp là tranh thủ ngủ. Có thầy cô nào dễ thì còn được, còn thầy cô nào khó thì cứ mắt gà mắt vịt, kiến thức chẳng tiếp thu được mấy, giáo viên cũng tỏ ra mất hứng dạy nhưng vẫn cố gắng…
Nếu vẫn muốn sang thì hãy chuẩn bị kiến thức về tiếng tại Việt Nam thật tốt. Và phải luôn xác định sang bên đó sẽ rất khổ, tránh trường hợp sang đến nơi bế tắc, mỏi mệt và… vỡ mộng, bỏ cuộc và quay về điểm xuất phát ban đầu với con số 0″, A nói. Có người sang Nhật thành công, nhưng con số ấy ít lắm còn đa số bỏ cuộc giữa chừng vì không thể cáng đáng được. Mình có lời khuyên, nếu bạn có quyết định sang đất nước này du học thì hãy suy nghĩ thật sự kỹ.
Tổng kết về 3 năm du học của mình, A. nhấn mạnh, cuộc sống ở Nhật của du học sinh thực sự không màu hồng. Dưới kinh nghiệm mang cái nhìn cá nhân, A. mong muốn các bạn có ý định sang du học Nhật sẽ có cái nhìn đẩy đủ nhất về cuộc sống của du học sinh tại đây.
(Nguồn Phunuonline)
Những tâm sự của Nguyễn Văn A. chắc hẳn sẽ khiến nhiều bạn trẻ suy nghĩ và chùn chân trước dự định du học Nhật Bản hơn do ngại khó, ngại khổ. Nhưng trái ngọt nào tự nhiên mà có, thành công nào, may mắn nào xuất hiện mà không nhờ nỗ lực của chính bản thân? Hãy mạnh dạn trước mỗi khó khăn, thử thách để bước gần hơn đến thành công và tự tin hoạch định, làm chủ tương lai của mình.
Nếu cần tư vấn chương trình du họcNhật Bản tự túc 2017, hãy liên hệ với ThangLong OSC. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn miễn phí và tặng 10 triệu cho bạn nào đăng ký đi trực tiếp tại công ty. Hãy để Thang Long OSC đồng hành và hỗ trợ bạn thành công trên lộ trình du học Nhật!

Đi du học không hề sướng, nhất là trong thời gian đầu đặt chân đến một đất nước hoàn toàn xa lạ. Sướng sao được khi ta phải đi đến một nơi thật xa xôi với khoảng cách địa lý được tính bằng đơn vị nghìn hay chục nghìn dặm bay.

Một nơi mà ở đó chỉ có một mình ta tự đi trên con đường đầy chông gai vất vả; một nơi mà nỗi nhớ nhà da diết luôn trong tâm trí ta từng phút, từng giây; một nơi mà nước mắt chỉ chực trào ra mỗi lần nghe giọng nói thân thương của bố mẹ qua điện thoại…
Sướng sao được khi ta giật mình biết được sự thật cuộc sống của du học sinh không chỉ là màu hồng. Ta “vỡ mộng” rằng chẳng dễ dàng gì để hòa nhập với văn hóa bản địa; ta tự ti sao tiếng Anh của mình kém quá - thầy cô đang giảng gì mà sao mình nghe chẳng hiểu gì cả; ta nhận ra rằng mình không quá giỏi như bản thân mình luôn tự nghĩ…
Sướng sao được khi ta luôn phải tiết kiệm từng đồng, từng cent để có thể tồn tại ở một trong những thành phố có mức sinh hoạt phí đắt đỏ thuộc hàng đầu thế giới. Ta lùng sục tìm chỗ bán thực phẩm rẻ nhất, ta lụi cụi hâm đi hâm lại một món ăn trong cả tuần, và ta chỉ mong chờ giờ chiều đến sơm sớm để mua được hộp đồ ăn mang đi giảm nửa giá cho bữa trưa muộn…
Sướng sao được khi ta phải tự học và tự làm mọi thứ. Từ cái lần đầu tiên lúng ta lúng túng vào bếp, tự đặt báo thức dậy đi học sớm đến tự giặt đồ, tự dọn toilet, tự sống ngăn nắp - những việc mà ta chưa bao giờ hoặc hiếm khi phải đụng đến ngón tay khi còn ở nhà, với ba, với mẹ.
Sướng sao được khi ta phải luôn tìm cách giữ mình trước những cám dỗ xung quanh ta; từ cờ bạc, rượu chè, tiệc tùng liên tục đến những trận games online đầy mê lực thâu đêm suốt sáng.
Sướng sao được khi ta phải quên đi việc có một căn phòng riêng thoải mái, ấm cúng luôn chờ ta về như khi còn ở nhà, mà phải đối mặt với hiện thực là ta phải share phòng ở ghép với hai, ba hoặc nhiều người hơn thế trong một phòng.
Ta phải chấp nhận việc mỗi sáng năm, sáu người thay phiên nhau sử dụng toilet trước khi đi học, đi làm. Và đã tự bao giờ, ta đã quen với việc lâu lâu gõ cửa xin bạn nào đang ở trong đó đi nhanh nhanh dùm, bởi vì… ta không nhịn nổi nữa rồi…
Sướng sao được khi ta chỉ bắt đầu lê bước trở về nhà từ chỗ làm thêm khi đồng hồ điểm 11 giờ khuya, khi trời mùa đông Sydney lạnh tê tái, lạnh buốt, lạnh thở ra từng cơn khói trắng. Tay ta đau buốt, nứt nẻ sau khi bị ngâm nước rửa chén hàng giờ; chân ta rã rời, đau nhói sau khi đứng liên tục hàng tiếng…
Ta ngước nhìn trời, nhìn sao trong màn đêm tối mịt và hơn một lần tự hỏi bản thân: “Quyết định đi du học có đúng không? Con đường này mình phải đi đến bao giờ mới đến đích đây? Mình thật sự mệt mỏi quá rồi…”.
Không mệt mỏi sao được khi ta phải gửi hàng trăm đơn xin việc đến những công việc đúng chuyên ngành mình đã học; để rồi phải chờ đợi từ ngày này đến tháng khác cho một cuộc gọi hẹn phỏng vấn. Nhưng rồi cũng có thấy gì đâu… chỉ có mình ta cảm thấy vô vọng đến cùng cực với niềm tin vào cuộc sống chỉ còn là một con số 0 tròn trĩnh.
Ta cảm thấy mình vô dụng đến như vậy sao? Bao nhiêu năm trời đèn sách với số tiền đầu tư tiền tỷ, bao nhiêu năm khổ cực rửa chén, chạy bàn, bây giờ tốt nghiệp rồi mà vẫn không kiếm nổi được một công việc ra hồn sao? Vậy ta chịu cực, chịu vất vả bao nhiêu năm qua là vì cái gì? Vì cái gì?…
Du học mà, sướng sao được…
Vậy phải chăng đi du học là khổ?
Khổ sao được khi ta được đi và trải nghiệm một nơi được mệnh danh là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới; một nơi mà hàng triệu bạn bè đồng trang lứa với ta luôn mơ ước được một lần đặt chân đến; một nơi mà cho ta hiểu tình yêu và sự hi sinh của bố mẹ dành cho mình lớn đến nhường nào.
Khổ sao được khi ta có được cơ hội tuyệt vời để hiểu ra rằng là vốn dĩ chẳng có gì dễ dàng và màu hồng trong cuộc sống này cả. Mọi thứ đều cần phải có sự nỗ lực hết mình; phải được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt; phải trải qua bao đắng cay, khổ nhục thì mới mong có ngày thành công. Và du học cũng thế.
Khổ sao được khi ta học được cách sống tiết kiệm để có thể tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời trong tương lai; dù no đủ hay nghèo đói, dù ở đỉnh cao danh vọng hay tận cùng đáy của xã hội, ta cũng sẽ thích ứng được, bởi vì ta hiện đang trải qua những ngày tháng gian khó nhất của đời ta.
Khổ sao được vì chỉ cần tự mày mò và tự làm mọi thứ vài năm nữa thôi, ta sẽ học được những kỹ năng cực kỳ hữu ích cho cuộc đời ta. Ta sẽ tự lo được cho bản thân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, dù có ba, có mẹ, có gia đình ở bên cạnh hay không. Để rồi một ngày nào đó, ta có thể tự hào khoe với mẹ rằng “Mẹ ơi, dạo này con nấu ăn lên tay lắm mẹ ạ”.


Khổ sao được khi ta học được cách kiểm soát bản thân trước những cám dỗ của cuộc đời. Biết tự tiết chế mọi thứ vừa phải, chỉ vui chơi có giới hạn và hiểu rằng không gì quan trọng hơn việc phải học thật tốt nếu muốn có được tương lai tốt đẹp hơn.
Khổ sao được khi ta may mắn được quen biết thêm những người bạn mới; những người có cùng chí hướng, những người dám mơ lớn, những người khao khát thành công hơn cả bản thân ta. Để rồi những người bạn này sẽ cùng ta chung tay biến những giấc mơ, ý tưởng khởi nghiệp tưởng chừng như hoang đường nhất thành hiện thực…
Khổ sao được khi ta đang tự xây dựng tương lai của bản thân bằng chính hai đôi bàn tay và khối óc của ta?! Khổ sao được khi ta có cơ hội được thử thách bản thân, được tôi luyện, được trui rèn để trở nên hoàn thiện hơn?!
Khổ sao được khi những khó khăn vất vả, những đắng cay cuộc đời ta đang trải qua hằng ngày không hề làm ta chùn bước. Mà nó chỉ làm ta mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn để đi tiếp và viết tiếp câu chuyện thành công của đời ta!
Du học, sướng hay khổ là nằm trong suy nghĩ của mỗi người chúng ta. Nếu ta nghĩ những khó khăn, vất vả ta gặp phải khi đi du học là khổ thì đi du học thật sự khổ quá đi. Còn nếu ta nghĩ những đắng cay ta gặp phải khi đi du học sẽ giúp ta tôi luyện bản thân, giúp ta “vượt sướng học giỏi”, giúp ta trưởng thành để thành công hơn trong tương lai thì đi du học lại sướng biết bao nhiêu - nhất là khi hàng triệu bạn đồng trang lứa khác quanh ta muốn mà không được.
Vì thế, cách suy nghĩ và thái độ sống tích cực là điều không thể thiếu để đạt được thành công khi đi du học. Bởi vì nó sẽ giúp ta nhìn nhận mọi vấn đề theo góc nhìn tích cực hơn - từ đó biến vấn đề từ rất nghiêm trọng xuống còn hơi nghiêm trọng, từ rất hóc búa xuống còn hơi hóc búa, từ lớn hóa nhỏ, từ nhỏ hóa không.
Nếu ta có suy nghĩ và thái độ sống tích cực thì dù ta có gặp bao nhiêu giông bão cuộc đời, bao nhiêu khó khăn vất vả khi đi du học, thì ta sẽ luôn tự nói với bản thân rằng:
“Nếu cơ hội không tự tìm đến với ta, ta sẽ tự tạo ra cơ hội”
“Nếu chông gai không tự biến mất đi, ta sẽ đạp lên chông gai mà tiến tới”
“Nếu cuộc đời không cho ta thứ ta muốn có, ta sẽ cho cuộcđdời thấy ta có thể làm được gì!”
“Ta chắc chắn sẽ tồn tại, chắc chắn sẽ trưởng thành, và ta chắc chắn sẽ thành công!”
  Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét