Hiển thị các bài đăng có nhãn nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Xưng hô ở Nhật thế nào để không bị đánh giá là bất lịch sự?

Giao tiếp thế nào cho hiệu quả, để không bị đánh giá là người bất lịch sự khi lần đầu đi du học Nhật Bản? Mặc dù khi theo học tại Trung tâm Nhật ngữ Thăng Long các bạn sẽ được thầy cô hướng dẫn rất kỹ vấn đề này, nhưng vì nhiều bạn chưa có điều kiện học và mong muốn biết nên hôm nay chúng mình sẽ dành thời gian chia sẻ một vài nguyên tắc nhỏ trong cách xưng hô khi giao tiếp với người Nhật.
Giao tiếp là một bước đệm (nhưng rất quan trọng) giúp bạn làm quen, tìm hiểu người khác, xây dựng mối quan hệ, tìm điểm tương đồng để đi đến quyết định chung,.. Để có một cuộc trao đổi thông tin thuận lợi, hòa khí, bước xưng hô là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên tắc trong xưng hô khi giao tiếp với người Nhật để luôn là người lịch sự, dễ mến khi sang Nhật du học và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Nhật nhé!

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Nhật Bản sẽ đóng cửa với du học sinh Việt Nam

Theo kết quả từ một số công ty/ trung tâm du học nhật Bản tại Việt Nam, số lượng học sinh trượt tư cách lưu trú tại Osaka, Kobe, Nagoya và Kyoto không có nhiều thay đổi so với những năm trước. Tuy nhiên tình hình tư cách lưu trú tại Tokyo năm nay có khá nhiều thay đổi. Có một số trường có tỷ lệ học sinh trượt lên đến 30%.
Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản

Nhật Bản sẽ đóng cửa với du học sinh Việt Nam

Đó là chưa kể đến có trường có tỷ lệ trượt đến 90 và 100%. Như vậy có thể thấy so với những năm trước, đã có sự hạn chế nhất định đối với tỷ lệ được chấp nhận tư cách lưu trú của du học sinh. Thế nhưng cho đến hiện tại, theo tìm hiểu của phóng viên, chưa có đủ thông tin để khẳng định rằng du học sinh Việt Nam đã bị cơ quan nhập cư Nhật (Nyukan) siết chặt hơn trên diện rộng để quản lý.
Ngay trong ngày hôm nay, phóng viên đã có một số cuộc tiếp xúc với đại diện một số trường tiếng tại Tokyo để hỏi về thông tin có hay không việc Nyukan sẽ làm chặt hơn với các hồ sơ du học sinh đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Nepan, Myanmar, Sri Lanka.
Anh Toyoumi Yagasa, quản lý một trường tiếng Nhật gần ga Ikebukuro, cho biết, anh đã quản lý công việc tuyển sinh học sinh Việt Nam được 5 năm nay. Tại trường của anh, tỷ lệ đạt visa của học sinh vẫn đạt 100%, tương đương với các năm trước và nhiều trường tiếng khác có chất lượng mà anh được biết vẫn có tỷ lệ đỗ visa cao trên 95%.
So sánh giữa đầu tuyển sinh Việt Nam và phía bên các trường tiếng Nhật, có thể thấy khu vực Tokyo và phụ cận đã trở nên khó khăn hơn với du học sinh Việt Nam, nhưng cái khó khăn chủ yếu tập trung ở những trường tiếng kém chứ không phải tất cả các trường.
Nhóm những trường tiếng có tỷ lệ học sinh trượt visa cao, theo lý giải của quản lý một trường tiếng khác cũng tại khu vực Tokyo, chủ yếu mới được thành lập, quản lý du học sinh không tốt, để cho học sinh bỏ học đi làm và bỏ trốn quá nhiều và bị cục điều tra nên đã bị đánh trượt tư cách lưu trú của hàng loạt học sinh.
Tháng 8/2016, một quan chức Bộ Giáo dục Nhật đã chính thức thừa nhận: “Có rất nhiều trường tiếng Nhật lừa đảo du học sinh. Chúng tôi đã mất kiểm soát nhóm trường này.” Ngay sau đó, chính phủ Nhật đã lập tức đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay để siết chặt hoạt động của các trường. Và việc giảm bớt số lượng tư cách lưu trú được cấp cho kỳ học tháng 4/2017 này có thể coi như những diễn biến đầu tiên của xu thế thanh lọc các trường tiếng chất lượng kém.

Có nhiều quan điểm cho rằng việc số lượng tư cách lưu trú được cấp giảm đi đồng nghĩa với việc cửa cho du học sinh Việt Nam sang Nhật đang hẹp dần. Theo quan điểm của đại diện một số trường tiếng Nhật tại Tokyo, điều đó không đúng.
Họ khẳng định trên thực tế từ năm 2008 cho đến nay, chính phủ Nhật luôn nhất quán với mục tiêu tăng cường chào đón du học sinh các nước đến Nhật học. Theo tính toán ở thời điểm năm 2008, tỷ lệ sinh viên nước ngoài theo học tại các trường cao đẳng, đại học, sau đại học tại Nhật mới chỉ chiếm 3% trong tổng số 3,5 triệu sinh viên đang theo học các hệ đào tạo trên tại khắp nước Nhật.
Nếu so trong nhóm các nước không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong cuộc sống như Đức, tỷ lệ 3% quá thấp so với con số 12,3% tại Đức và 11,9% tại Pháp. Còn nếu so với các nước sử dụng tiếng Anh, tỷ lệ sinh viên nước ngoài tại Nhật chỉ tương đương khoảng 1/7. Hiện nay tỷ lệ sinh viên nước ngoài tại Anh là 25,1% còn tỷ lệ đó tại Úc đạt hơn 26% (số liệu tính toán ở thời điểm năm 2008).
Chính phủ Nhật chính vì vậy đặt mục tiêu nâng số lượng sinh viên nước ngoài tại Nhật lên mức 300 nghìn, tức khoảng gần 10% vào năm 2020. Mục tiêu tăng tỷ lệ sinh viên nước ngoài hoàn toàn diễn ra cùng thời gian với việc tỷ lệ chấp nhận du học sinh Việt Nam cũng ngày càng tăng.
Đại diện của một số trường tiếng Nhật cho biết trong khoảng thời gian khoảng 5 năm gần đây, tỷ lệ du học sinh Việt Nam được chấp nhận tư cách lưu trú đã tăng rất nhanh, từ mức khoảng 60% lên mức trung bình 90% hiện nay.
Và đặc biệt, cho đến tận thời điểm hiện tại, dù có thông tin trên báo chí về sẽ siết chặt một số quy định về chứng minh tài chính với du học sinh xuất hiện trên báo chí, các trường tiếng Nhật chưa hề nhận được thông báo nào cho việc thắt chặt giải trình tài chính áp dụng cho các kỳ sắp tới.
Vì thế, việc số lượng các du học sinh Việt Nam được cấp tư cách lưu trú trong kỳ tháng 4/2017 giảm chỉ mang tính thời điểm, nó nói lên quan điểm thanh lọc các trường tiếng Nhật của chính phủ Nhật chứ không nói lên quan điểm cắt giảm du học sinh Việt Nam.
Với những du học sinh đã trượt kỳ tháng 4/2017, có rất nhiều lý do đằng sau việc các bạn trượt, nhưng có thể khẳng định một lý do quan trọng chính là việc các bạn đã lựa chọn phải những công ty kém chất lượng liên kết với trường tiếng kém uy tín dẫn đến nuykan không chấp thuận cấp tư cách lưu trú.

du học nhật bản vừa học vừa làm
thông tin du học nhật bản mới nhất
tuyển sinh du học nhật bản 2017


Theo kí giả D.N
Ành iStock

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Cẩm nang du học Nhật Bản: Những giấy tờ cần có ngay khi đến Nhật

Chứng minh thư cho người nước ngoài, thẻ bảo hiểm sức khỏe quốc dân hay một thẻ ngân hàng đều là những vật dụng cần thiết phải có để bạn an tâm sống và học tập khi đi du học Nhật Bản. Nhất là khi quốc gia này rất coi trọng sức khỏe người dân và vấn đề an ninh, trật tự xã hội. Sống tại một đất nước văn minh, hiện đại như thế bạn không thể làm trái những quy định, pháp luật của Nhật được. Cùng ThangLongOSC tìm hiểu về 3 loại giấy tờ du học sinh cần hoàn thiện ngay khi nhập cư vào Nhật Bản nhé!

Cẩm nang du học Nhật Bản: Những giấy tờ cần có ngay khi đến Nhật

1.      Đăng kí chứng minh thư cho người nước ngoài
Những người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản trên 6 tháng (các loại visa du học, visa nghiên cứu ngôn ngữ dài hạn…) trong vòng 3 tháng sau khi đến Nhật Bản bắt buộc phải làm chứng minh thư người nước ngoài. Đăng kí chứng minh thư người nước ngoài tại các cơ quan hữu quan (tòa thị chính) ở khu vực đang sống, sau khi về nước phải trả lại thẻ ở quầy kiểm tra xuất cảnh tại sân bay. Thời gian cấp thẻ mất khoảng 2 tuần. Chứng minh thư người nước ngoài ở Nhật Bản là chứng minh thư chứng minh thông tin của bản thân nên luôn luôn phải mang theo người. 

Giấy tờ chuẩn bị bao gồm: Hộ chiếu + 2 ảnh hộ chiếu (3cmx4cm); Địa chỉ tại Nhật Bản + Địa chỉ tại Việt Nam; Kèm theo thẻ học sinh tại trường Nhật ngữ đang theo học. Trong trường hợp đăng kí cấp lại khi đánh mất chứng minh thư người nước ngoài phải đăng kí cấp lại trong vòng 14 ngày sau khi mất, giấy tờ cần thiết là những giấy tờ chuẩn bị phía trên đây.
Giấy chứng nhận đã đăng kí người nước ngoài: Là tài liệu chứng minh việc đã đăng kí người nước ngoài, nguyên tắc là người đăng kí phải trực tiếp mang chứng minh thư người nước ngoài đến đăng kí tại các ủy ban quận, thành phố. Giấy chứng nhận này là một trong những giấy tờ bắt buộc khi thi nhập học vào các trường đại học hoặc trường dạy nghề.

2.      Mua bảo hiểm sức khỏe quốc dân
Bảo hiểm sức khỏe quốc dân dành cho tất cả những người đang sống tại Nhật Bản. Bộ phận bảo hiểm sức khỏe quốc dân của Ủy ban quận (thành phố) sẽ là đơn vị tiếp nhận đăng kí. Ở Nhật Bản đây là loại bảo hiểm bắt buộc bởi Nhật rất nổi tiếng về chính sách chăm sóc sức khỏe, quan tâm đến an sinh, phúc lợi và y tế cho người dân. Hiển nhiên một khi bạn đến Nhật du học hoặc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn đều phải mua loại bảo hiểm rất hữu ích.
Thông thường phí bảo hiểm 1 năm khoảng 15.000 yên và người mua bảo hiểm sẽ được giảm 70% phí khám chữa bệnh. Nếu là du học sinh thì khoảng 5000 ~ 6000 yên. Nếu như không mua bảo hiểm, phí khám chữa sẽ phải trả là: khoảng 300.000 yên đối với viêm ruột thừa (phẫu thuật), 700.000 yên đối với viêm loét dạ dày-tá tràng, chẩn đoán-kiểm tra-kê thuốc khi bị cảm là khoảng 20.000 yên. Đổi  1 yên nhật bằng bao nhiêu tiền Việt
Lưu ý sau khi khỏi bệnh mới mua bảo hiểm sẽ không được công nhận nên đối với những trường hợp phải phẫu thuật khẩn cấp mà không có bảo hiểm sẽ phải chi trả toàn bộ tiền viện phí, vì thế tốt nhất bạn nên mua sẵn bảo hiểm để phòng trừ nhé. Giấy tờ chuẩn bị để đăng ký mua bảo hiểm sức khỏe quốc dân bao gồm: Hộ chiếu, Chứng minh thư người nước ngoài, 1 ảnh, số điện thoại…
Tham khảo một số cơ quan tư vấn y tế
·         Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA (Amuda): Làm việc từ 9:00 ~ 17:00 từ thứ 2 ~ thứ 6 (sử dụng tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hàn). Ngày nghỉ: thứ 7, chủ nhật, ngày lễ. SĐT:  03-5285-8088
·         Trung tâm giao lưu quốc tế Osaka: Làm việc từ 9:00 ~ 17:00 từ thứ 2 ~ thứ 6 (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hàn). Ngày nghỉ: cuối năm-năm mới. SĐT: 06-773-6533
·         Trung tâm quốc tế Nagoya: Làm việc từ 13:00 ~ 17:00 từ thứ 3 ~ chủ nhật (tiếng Trung, tiếng Hàn). Ngày nghỉ: thứ 2 . SĐT: 052-581-0100

3.      Mở tài khoản ngân hàng

Những người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản trên 6 tháng có thể mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng thương mại của Nhật Bản. Nếu đã có tài khoản ngân hàng thì việc thanh toán chi phí sinh hoạt, nhận học bổng, phí công cộng sẽ rất thuận tiện. Khi mở tài khoản ngân hàng bạn phải mang theo những giấy tờ có thể chứng minh nhân thân như dưới đây. Ngoài ra khi mở tài khoản nếu làm thẻ thanh toán luôn thì việc rút tiền tự động sẽ rất dễ dàng.
Cần chuẩn bị những giấy tờ và thông tin sau để đăng ký mở tài khoản mới:
-          Hộ chiếu, tên ngân hàng, tên chi nhánh, số tài khoản, địa chỉ ngân hàng
-          Chứng minh thư người nước ngoài (hoặc giấy chứng nhận đăng kí.
-           Địa chỉ nhà
-          Con dấu (có họ và tên)
-          Số điện thoại của trường học
-          Địa chỉ tại Nhật Bản
-           Số đăng kí người nước ngoài
-           Địa chỉ của trường học
-           Số điện thoại
Lưu ý: Thời gian làm việc của ngân hàng là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều từ thứ 2 đến thứ 6 và đóng cửa vào thứ 7 chủ nhật và các ngày lễ. Quầy thẻ thanh toán làm việc đến 7 giờ tối từ thứ 2 ~ thứ 6, thứ 7 làm việc đến 5 giờ chiều. Các ngân hàng nằm cạnh các ga tàu ở khu vực trung tâm thành phố có rất nhiều nơi làm việc cả chủ nhật (đến 5 giờ chiều).
Trên đây là những việc bạn phải hoàn thiện ngay sau khi nhập cư vào Nhật. Để tìm hiểu về chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản tự túc với chi phí siêu tiết kiệm và ưu đãi hấp dẫn lên đến 30 triệu đồng tại ThangLong OSC xin vui lòng truy cập website thanglongosc.edu.vn hoặc gọi đến hotline 0466866770. Chúc các bạn thành công trên lộ trình du học tại xứ sở Phù Tang!

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

“Nhật Bản đến và yêu” – Cẩm nang bổ ích về du học Nhật Bản

“Nhật Bản đến và yêu” của cây viết tay ngang Dương Linh đã chinh phục người đọc bằng lối viết đơn giản, nhiệt thành trong cuốn sách đầu tay về du học Nhật Bản.
Du học Nhật Bản giờ đây không còn là một giấc mơ xa với các bạn trẻ. Nhưng chính sự dễ dàng, hấp tấp có thể kéo theo những hệ lũy xấu không đáng có. Người lao động Việt trở thành con mồi của những trung tâm xuất khẩu lao động do thiếu hiểu biết, còn du học sinh chịu cảnh sốc văn hóa, hoặc không thể thích nghi được với lối sống quá áp lực.
Nhiều người cho rằng Nhật Bản là một quốc gia đáng sống nhưng làm thể nào để duy trì một cuộc sống ổn định ở đó mới là vấn đề đáng bàn. Chưa kể đến tiếng Nhật là một rào cản rất lớn nếu không chăm chỉ và thiếu kiên trì. Vậy bạn sẽ xoay xở, đối mặt với các vấn đề thế nào ở một quốc gia với tỉ lệ tự sát cao nhất nhì thế giới, trong khi đó người dân hầu như không sử dụng tiếng Anh?