Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Xưng hô ở Nhật thế nào để không bị đánh giá là bất lịch sự?

Giao tiếp thế nào cho hiệu quả, để không bị đánh giá là người bất lịch sự khi lần đầu đi du học Nhật Bản? Mặc dù khi theo học tại Trung tâm Nhật ngữ Thăng Long các bạn sẽ được thầy cô hướng dẫn rất kỹ vấn đề này, nhưng vì nhiều bạn chưa có điều kiện học và mong muốn biết nên hôm nay chúng mình sẽ dành thời gian chia sẻ một vài nguyên tắc nhỏ trong cách xưng hô khi giao tiếp với người Nhật.
Giao tiếp là một bước đệm (nhưng rất quan trọng) giúp bạn làm quen, tìm hiểu người khác, xây dựng mối quan hệ, tìm điểm tương đồng để đi đến quyết định chung,.. Để có một cuộc trao đổi thông tin thuận lợi, hòa khí, bước xưng hô là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên tắc trong xưng hô khi giao tiếp với người Nhật để luôn là người lịch sự, dễ mến khi sang Nhật du học và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Nhật nhé!

Xưng hô ở Nhật thế nào để không bị đánh giá là bất lịch sự?
1.      Xưng hô đúng chuẩn trong sinh hoạt thường ngày với người Nhật
Ở Nhật Bản khi nói chuyện hoặc gọi một ai đó, thì họ không chỉ gọi tên mà phía sau đó còn có một kính ngữ đính kèm theo. Nếu xem nhiều anime hay phim ảnh Nhật bạn sẽ nhận thấy mật độ của các kính ngữ sau xuất hiện rất dày đặc, ví dụ: san, kun, chan…hoặc cũng có thể là một danh từ sensei ( giáo viên), shachou( giám đốc)… Kính ngữ này được dùng để thể hiện thái độ tôn trọng với đối phương hoặc là giữa các mối quan hệ với nhau.
Trong tiếng Nhật có nhiều cách để gọi tên một người. Nhưng cách cơ bản và phổ biến nhất đó là gọi tên một người và phía sau đó đính kèm từ “san“. Ví dụ như Ngọc Trà san, Linh Châu san,…Cách gọi này rất tiện lợi và được nhiều người sử dụng vì nó không mang tính chất phân biệt đồng thời được dùng cho cả 2 trường hợp là nam hoặc nữ.
Ngoài ra, nếu đối phương là nam thì có thể gọi tên kèm với ” kun”. Ví dụ: Sabo kun, Luffy kun… Nhưng cần lưu ý rằng: đây là cách gọi chỉ sử dụng cho nam và đối phương phải là người nhỏ tuổi hơn mình. Trong trường hợp đối phương lớn tuổi hơn thì không nên dùng vì sẽ bị cho là bất lịch sự và không tôn trọng đối phương các bạn nhé!
Đối với phụ nữ trẻ tuổi hơn mình hoặc trẻ nhỏ (nam hoặc nữ) thì được gọi “tên” cùng với từ “chan”. Ví dụ như: Nami chan, Robin chan, Bảo Nhi chan,… Và trường hợp này cũng chỉ sử dụng cho trẻ em hoặc người nhỏ tuổi hơn mình.
Đó là những cách xưng hô thông thường trong giao tiếp với người Nhật. Tuy nhiên ở những trường hợp đặc biệt hơn, cần dành sự kính trọng cho đối phương hơn, thì bạn sẽ gọi theo chức danh hoặc nghề nghiệp của họ. Ví dụ như sensei ( giáo viên), shachou( giám đốc)…
Trong những trường hợp gọi theo chức danh như thế này sẽ không dùng kèm theo chữ “san” nữa, chẳng hạn như ta không gọi Hải shachou san mà sẽ gọi là Hải shachou các bạn nhé! Chúng ta cũng có thể dùng cách gọi này với những trường hợp khác như: isha ( bác sĩ), bengoshi ( luật sư), konsarutanto (chuyên gia tư vấn)…để thể hiện sự tôn trọng của mình cho đối phương.
Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản

2.      Giao tiếp tiếng Nhật khi giao dịch hoặc trong văn hóa doanh nghiệp
Trong giao dịch cũng như trong văn hóa doanh nghiệp thì giao tiếp như là chiếc chìa khóa vàng để công việc có thể tiến hành thành công. Trong công ty Nhật cũng vậy, giao tiếp chính là đầu mối quan trọng để họ đánh giá toàn diện về đối tác cũng như nhân viên của mình. Vì vậy khi làm việc trong công ty Nhật điều cơ bản cần ghi nhớ khi giao tiếp đó chính là cách xưng hô.
Người Nhật đặt ra nguyên tắc cơ bản là xưng hô trong lần gặp đầu tiên giữa hai bên sẽ được dùng mãi dù mối quan hệ kinh doanh có trở nên thân thiết đến đâu đi chăng nữa. Trong công ty hoặc trong môi trường kinh doanh Nhật, không bao giờ có chuyện người ta gọi tên riêng để tỏ thái độ thân mật. Cách chung mà người Nhật dùng là gắn họ với hậu tố san hoặc gọi cả họ tên đầy đủ gắn với san nhưng cách gọi này ít sử dụng. Ngoài ra người Nhật còn có cách gọi khác là gắn hậu tố sama hoặc chức danh như shachò (giám đốc), buchò (trưởng phòng), kachò (trưởng ban)…Đi làm thêm tại Nhật các du học sinh cần lưu ý điều này nhé!
Đối với nhân viên trong công ty nhất là nhân viên mới thì cách xưng hô là một việc vô cùng khó khăn. Điều thiết yếu của một nhân viên là phải biết ăn nói khiêm nhường và đề cao tất cả mọi người. Điều này càng gây khó khăn hơn cho nhân viên người nước ngoài. Vì trong tiếng Nhật hệ thông cấu trúc ngôn ngữ vô cùng phức tạp và buộc người sử dụng phải biết vận dụng đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng để thể hiện lời nói lễ độ và tao nhã.
Người Nhật khá cầu kỳ và nguyên tắc trong vấn đề xưng hô khi giao tiếp. Bởi vậy, trước khi đi du học Nhật Bản, nếu bạn không tự mình tìm hiểu và học hỏi cách xưng hô, rất dễ bạn sẽ trở thành đối tượng bị đánh giá là bất lịch sự nếu có sai sót trong giao tiếp.
Hãy cập nhật thêm các kiến thức thú vị khác để việc học tiếng Nhật trở nên thú vị hơn tại website của ThangLong OSC. Chúng tôi cũng thường xuyên cung cấp các thông tin du học Nhật Bản hữu ích khác như: cách chọn ngành, chọn trường phù hợp, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xin visa du học, kinh nghiệm du học Nhật tự túc,… phục vụ nhu cầu tìm hiểu của các bạn và các bậc phụ huynh. 

Đặc biệt Thang Long OSC hiện tại đang triển khai hỗ trợ 10 triệu chi phí du học Nhật Bản cho các bạn đăng ký đi trực tiếp tại công ty và tư vấn, định hướng lộ trình, kế hoạch du học hoàn toàn miễn phí!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét