Hiển thị các bài đăng có nhãn Việc làm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việc làm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Ly do khiến du học Nhật Bản luôn hấp dẫn là gì?

Trời Âu, trời Mỹ giờ không còn là điểm đến du học hấp dẫn nhất nữa. Vì một vài lý do, du học Nhật Bản mới là chân trời được gọi tên nhiều nhất bởi các bạn trẻ năng động, hoài bão và dám dấn thân để trưởng thành. Theo báo cáo mới nhất của Bộ GD-ĐT, trong số 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài thì số du học sinh tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000 người. Có bao giờ bạn tự hỏi vì đâu mà du học Nhật hấp dẫn đến thế? (Thậm chí nói vui mà thật, giờ biển quảng cáo tư vấn du học Nhật còn nhan nhản, phổ biến hơn cả những rao vặt khoan cắt bê tông dán đầy đường phố). Liệu có phải bởi thông tin về mức thu nhập nghìn đô từ những giờ làm thêm khi đi du học Nhật Bản tự túc chăng? Hãy cùng tìm hiểu xem thực hư về thị trường du học đầy tiềm năng và cơ hội phát triển này nhé!

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Thêm nhiều cơ hội làm việc tại Nhật khi kết thúc lộ trình du học Nhật Bản

Từ năm 2017, du học sinh Việt và những người tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có thêm nhiều cơ hội được làm việc lâu dài tại Nhật nhờ những chính sách mới về nới lỏng điều kiện nhận lao động nhập cư do Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất. Những chính sách thu hút lao động nước ngoài này đã đem đến nhiều lựa chọn về việc làm, nơi tạo dựng phát triển sự nghiệp hơn cho các bạn đi du học Nhật Bản tự túc hoặc làm việc có thời hạn tại quốc gia này.
Chính phủ của đảng Dân chủ Tự do Nhật vừa đưa ra loạt chính sách thúc đẩy kinh tế, trong đó có nới lỏng điều kiện nhận du học sinh và người lao động nước ngoài đến làm việc, cam kết cung cấp giấy tờ cư trú hợp pháp lâu dài đối với những người có tay nghề cao. Đề xuất này cũng bao gồm việc nâng tỷ lệ sinh viên được ở lại làm việc sau tốt nghiệp tại Nhật Bản, từ 30% hiện nay lên 50%.
Những chính sách này đều là phần quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của đảng Dân chủ Tự do do ông Abe lãnh đạo cho mùa bầu cử  tới. Một số ngành kinh tế của Nhật “đang chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng do lực lượng lao động suy giảm". Dân số Nhật Bản không tăng và tỷ lệ người già ngày càng tăng lên. Điều này dẫn tới dự đoán rõ ràng rằng "sẽ có sự gia tăng tỷ lệ lao động nước ngoài tại Nhật", WSJ trích dẫn đề xuất. 

Thêm nhiều cơ hội làm việc tại Nhật khi kết thúc lộ trình du học Nhật Bản

Các lĩnh vực đang thiếu hụt nhân công lớn sẽ được bổ sung nhân lực từ nước ngoài, như ngành điều dưỡng, công nhân, đặc biệt là nhân công phục vụ các dự án cho Olympics Tokyo sẽ diễn ra năm 2020. Các yếu tố này được dự  kiến tạo thuận lợi cho du học sinh và tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật có thêm cơ hội ở lại làm việc sau khi hoàn thành khoá học. Nhật hiện tại rất “khát” nguồn lao động có tay nghề cao.
Các đề xuất về lao động nước ngoài mà chính phủ ông Abe đưa ra sẽ vấp phải nhiều tranh cãi, như lo ngại về tội phạm gia tăng hoặc tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết số lượng người lao động nước ngoài phạm tội trong thời gian gần đây đã giảm dù số nhân công nước ngoài mới đến ngày một tăng. 
Nỗi e ngại người lao động nước ngoài là một rào cản đối với sự phát triển của Nhật, điều mà ông Abe vẫn chưa có đường hướng giải quyết. Một phần của vấn đề liên quan đến lực lượng lao động nội địa, trong đó lực lượng lao động Nhật giảm một triệu người trong giai đoạn 2010 đến 2015, theo tổng điều tra dân số. Dân số Nhật Bản hiện khoảng 127 triệu.
Toshihiro Menju, giám đốc điều hành tại Trung tâm giao lưu quốc tế Nhật Bản, đã kêu gọi chính phủ cho phép nhiều người nhập cư hơn, nhưng đồng thời cảnh báo những người lao động có tay nghề cao sẽ đòi hỏi sự thay đổi trong xã hội bên cạnh các biện pháp của chính phủ. "Hiện không có cấu trúc nào của công ty Nhật Bản và trong xã hội chấp nhận lao động nước ngoài”, ông nói.
Nhật Bản từ lâu tương đối khó khăn đối với người nước ngoài muốn có giấy phép lao động, đặc biệt là những người thiếu các kỹ năng cụ thể. Bốn bề là biển, vị trí địa lý này đã giúp Nhật tránh khỏi những người nhập cư không mong muốn, tránh các vấn đề chính trị đã làm khó chịu Mỹ và châu Âu. Khó khăn trong việc học tiếng Nhật và việc thích nghi với văn hóa địa phương cũng là một rào cản lớn.
Nhưng với tỷ lệ sinh giảm, Tokyo ngày càng thấy hạn chế lao động nhập cư đang khiến Nhật gặp nhiều vấn đề. Nhật Bản đã mở rộng các dịch vụ tìm việc làm phù hợp cho sinh viên nước ngoài, những người có thể làm việc gần 30 giờ một tuần. Điều đó đã giúp tăng số lượng lao động nước ngoài, đạt gần 908.000 tính đến tháng 10 năm ngoái, tăng 15% so với năm trước, theo số liệu của Bộ Lao động. Trong số này, người lao động Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là người Việt Nam, với trên 100.000 lao động. Các nước khác trong danh sách này còn có Philippines, Brazil và Hàn Quốc. 
Theo đề xuất của ông Abe, chính phủ sẽ cấp một thẻ mà xanh - mượn một thuật ngữ của Mỹ khi nói về việc cư trú vĩnh viễn - và sẽ là một "hệ thống nhanh nhất thế giới." Tuy nhiên không ai biết hệ thống này sẽ nhanh như thế nào. Hiện nay, những người lao động lành nghề trong các lĩnh vực như kỹ thuật hoặc tài chính phải sống ở Nhật Bản ít nhất 5 năm trước khi nộp đơn xin.

Để cập nhật những đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất và tham khảo thông tin về chương trình tuyển sinh du học Nhật tự túc, vui lòng truy cập website thanglongosc.edu.vn hoặc gọi đến hotline 0466.866.770 để được tư vấn miễn phí!

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Chu trình thi tuyển và những tiêu chí cơ bản để xin được việc làm tại Nhật

Với các bạn đi du học Nhật Bản và có dự định làm việc lâu dài tại Nhật việc quan tâm đến chu trình thi tuyển diễn ra thế nào, nhà tuyển dụng mong đợi điều gì, sẽ áp dụng hình thức nào để tuyển dụng, … là điều rất quan trọng giúp bạn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để gây ấn tượng với các doanh nghiệp Nhật nếu muốn ở lại đây sau chặng đường du học tự túc.
Vậy một quy trình tuyển nhân sự đúng chuẩn Nhật Bản sẽ diễn ra theo trình tự nào? Nhà tuyển dụng sẽ áp dụng những tiêu chí nào để lựa chọn ra những ứng viên sáng giá nhất? Hãy theo dõi bài viết này để có được kiến thức cơ bản và sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình xin việc tại Nhật hậu du học nhé!

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Làm sao để thuyết phục một nhà tuyển dụng Nhật Bản?

Trên chặng đường du học Nhật Bản, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều với các nhà tuyển dụng của xứ sở Phù Tang. Kể cả khi việc làm mà bạn lựa chọn chỉ là những công việc bán thời gian đi chăng nữa, bạn cũng phải tạo được ấn tượng tốt mới có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng chọn mình. Arubaito chỉ là việc làm tạm thời, nếu hướng lâu dài của bạn là “đầu quân” cho những doanh nghiệp Nhật, hãy trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ bây giờ. Và quan tâm xem nhà tuyển dụng cần gì ở các ứng viên luôn là điều không bao giờ thừa. Làm thế nào để thuyết phục những doanh nghiệp mà bạn yêu thích? Làm thế nào để bạn được đánh giá cao hơn so với các ứng viên khác? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1.      Hãy đầu tư hoàn thiện một Rirekisho – CV chuẩn Nhật
Khi chưa “diện kiến” nhà tuyển dụng thì hồ sơ xin việc chính là đại diện cho bộ mặt của bạn. Nói cách khác, nó là phương thức đầu tiên quyết định bạn “có qua vòng gửi xe” hay không, có tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng để họ mời bạn phỏng vấn không. Bởi vậy không lý gì ta lại tiếc công sức đầu tư cho việc hoàn thành một CV “quảng cáo bản thân” hoàn hảo nhất có thể.
Ngoài các loại hồ sơ và thư xin việc, bạn sẽ cần một CV chuẩn Nhật – hay còn gọi là Rirekisho. Đây là loại văn bản xin việc đặc trưng của người Nhật nhưng khá phức tạp khi lai giữa CV và sơ yếu lí lịch nhưng lại không giống bất kỳ loại nào. Công bằng mà nói, Rirekisho khá khó viết bởi nó cầu kỳ và được chau chuốt cẩn thận theo đúng phong cách người Nhật vậy.
Thông thường nếu các doanh nghiệp có yêu cầu bạn làm rirekisho theo mẫu của công ty thì bạn cứ tải về và điền theo mẫu đó, còn nếu công ty không có mẫu sẵn thì bạn cũng đừng lo lắng về thiết kế vì các mẫu rirekisho mà bạn tìm được cũng đều giống nhau tới 90%. Cái mà bạn cần quan tâm là nội dung thế nào để hoàn thiện mà thôi. ThangLongOSC sẽ sớm cập nhật bài hướng dẫn chi tiết cách viết Rirekisho trong thời gian tới. Nếu quan tâm hãy đón đợi nhé!
 
2.      Hãy “phô bày” kiến thức chuyên môn của bạn!
Dù nhà tuyển dụng ở Việt Nam hay Nhật Bản, hoặc bất cứ quốc gia nào chăng nữa, họ đều quan tâm đến năng lực thực sự của ứng viên. Năng lực ấy có xuất sắc không và quan trọng có phù hợp với những tiêu chí họ cần để lắp ráp vào hệ thống đang vận hành của họ, giúp họ phát triển được không. Người Nhật với sự chỉn chu, nguyên tắc và đòi hỏi khá cao về chất lượng nguồn nhân lực càng quan tâm đến năng lực của bạn hơn nữa.
Nếu xin việc tại Nhật dù là theo diện Arubaito, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hay muốn làm ở các vị trí đòi hỏi sử dụng nhiều “chất xám”, năng lực, ngôn ngữ… hơn nữa, thì chỉ đơn xin việc hoàn hảo thôi chưa đủ. Cái bạn cần phải thể hiện hết sức đó chính là làm sao để “phô bày”, chứng tỏ khả năng của mình trong các bài kiểm tra kiến thức chuyên môn. Để vượt qua được các bài kiểm tra này, bạn cần hiểu biết thật sâu và nắm chắc kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực bạn đã học, công ty cần cùng kiến thức về vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

3.      Hãy thể hiện sự cầu tiến và thái độ làm việc nghiêm túc, chỉn chu!
Người Nhật vốn nổi tiếng trên thế giới về thái độ làm việc cực kỳ nghiêm túc và nguyên tắc. Nếu bạn là người thích tự do và không thích bị gò bó trong các quy tắc thì bạn nên suy nghĩ lại trước khi nộp đơn xin việc vào những công ty Nhật Bản. Bởi người Nhật rất coi trọng những lễ nghi, giờ giấc, tác phong về làm việc và rất nghiêm túc khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ đơn giản như văn hóa chào hỏi hàng ngày hay trong công ty thôi đã khiến bạn cần phải rất cẩn thận, tỉ mỉ nếu muốn tạo ấn tượng ban đầu tốt đối với cấp trên hay đồng nghiệp. Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng vì người Nhật đặc biệt đề cao tính tập thể. Điều này thể hiện rất rõ văn hóa Nhật Bản. Đối với những bạn xác định theo đuổi công việc tiếng Nhật ở hiện tại hoặc trong tương lai, cần phải lưu ý rèn luyện thái độ, tác phong làm việc của mình ở thời điểm hiện tại.

4.      Khả năng sử dụng ngoại ngữ là yếu tố không thể bỏ qua!
Hầu hết các bạn trước khi đi du học Nhật hoặc xuất khẩu lao động Nhật Bản đều được đào tạo tiếng Nhật ở trình độ thấp nhất là N5, có nơi đến N3. Tuy nhiên với vốn liếng ấy, chưa đủ để bạn tạo được ấn tượng với các nhà tuyển dụng Nhật. Đặc biệt với các vị trí công việc tốt, có thể “hái ra tiền”, đòi hỏi chuyên môn và khả năng ngôn ngữ cao. Do vậy, khi các bạn được phỏng vấn bởi những nhà tuyển dụng, thay vì nói về các bằng cấp tiếng Nhật mà bạn đã đạt được (nếu bằng N1, N2 thì vẫn nên giới thiệu nhé) thì hãy cố thể hiện khả năng sử dụng tiếng Nhật trong những trường hợp cụ thể. Ứng dụng tiếng Nhật thông minh thay vì học tiếng Nhật rập khuân sẽ khiến bạn được đánh giá cao hơn các ứng viên khác đấy. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Nhật trong hiện tại cũng khá coi trọng các ứng viên biết nhiều ngôn ngữ và có khả năng giao tiếp tốt. Bởi vậy ngoài học tiếng Nhật thật tốt, hãy cố gắng học thêm các ngôn ngữ khác và nhớ là nhấn mạnh vào những lợi thế ấy khi bạn viết đơn xin việc và trả lời phỏng vấn nhé!
Trên đây là những chia sẻ của Công ty xuất khẩu lao động Thăng Long về những lưu ý khi đi xin việc tại doanh nghiệp Nhật Bản hay những yếu tố mà nhà tuyển dụng Nhật quan tâm ở các ứng viên. Chúc các bạn sẽ tìm được những công việc đúng như nguyện vọng trong tương lai gần nhé!

Tham khảo thông tin về chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản tự túc với giá siêu tiết kiệm và nhiều ưu đãi hấp dẫn tại đây

Làm sao để thuyết phục một nhà tuyển dụng Nhật Bản?

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Du học Nhật Bản đảm bảo có việc làm thêm ngay khi sang

Du học Nhật Bản đảm bảo có việc làm thêm ngay khi sang
Chương trình "Du học đảm bảo việc làm thêm" giúp sinh viên tiết kiệm được chi phí cũng như đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp. Công ty Thăng Long OSC cam kết, các bạn du học sinh sẽ có việc làm thêm ngay sau khi sang Nhật từ 1 tuần đến tối đa 1 tháng

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Viết sơ yếu lý lịch để xin việc tại Nhật thế nào cho ấn tượng?

Trần Ngọc Khuê (Osaka – Nhật): Em chào các anh/chị! Em đi du học Nhật Bản theo chương trình hỗ trợ của bên mình sắp tốt nghiệp rồi ạ. ^^ Sắp “sổ lồng” vừa vui cũng vừa lo và cảm ơn các anh/ chị tại ThangLong OSC nhiều vì đã đồng hành cùng em trong suốt thời gian qua. Em nhận thấy tiếng Nhật của mình khá tốt, thành tích học cũng ổn nên muốn ở lại Nhật Bản làm vài năm rồi mới về nước. Anh/ chị tư vấn giúp em cách viết sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc tại công ty Nhật sao cho thật ấn tượng và có tỉ lệ trúng tuyển cao với. Em cảm ơn anh/ chị nhiều!
 
Công ty ThangLong OSC: Chào bạn Ngọc Khuê, chúc mừng bạn sắp hoàn thành lộ trình du học Nhật của mình nhé, chúng tôi chúc bạn thời gian tới sẽ tìm được công việc như ý tại xứ sở hoa anh đào!
Viết sơ yếu lý lịch luôn khiến chúng ta đau đầu để suy nghĩ về hình thức thế nào để phù hợp với nhà tuyển dụng. Với những công ty Nhật, việc làm đầu tiên bạn hãy đọc thuộc câu thần chú: Ngắn – Đúng – Sạch – Đẹp. Sơ yếu lý lịch chính là bước đầu tiên giúp bạn lấy lòng nhà tuyển dụng, bởi vậy hãy tỉ mỉ, nắn nót từng chi tiết để tạo ấn tượng thật tốt nhé!

Hướng dẫn chi tiết cách viết Sơ yếu lý lịch khi xin việc
履歴書 Sơ yếu lý lịch
年 月 日現在 Ngày tháng năm (thời điểm bạn viết/cập nhật CV)
ふりがな Tên bạn (phiên âm)
氏名 Tên bạn (Cách mép dòng 1 khoảng trắng rồi hãy bắt đầu viết Kanji hoặc viết Romaji VIẾT HOA)
年 月日生(満歳)Ngày tháng năm sinh (Tính đến thời điểm bạn tròn tuổi, theo cách tính tuổi của người Nhật)
男女 Giới tính (chọn Nam hay Nữ)
ふりがな Địa chỉ (phiên âm)
現住所〒( -)Địa chỉ hiện tại (Chú ý: kiểm tra kỹ lại thông tin cho chính xác)
電話 Số điện thoại (Nếu bạn không có số điện thoại cố định thì ở mục này nhập số di động cũng được)
携帯 Số điện thoại di động (Nhập số điện thoại di động)
Email (Địa chỉ email: không nên xài email sến sẫm như: hoangtucodon@gmail.com, hãy tạo 1 email dạng tên thật: nguyenvana@gmail.com)
ふりがな Họ tên (phiên âm)
連絡先〒( -) Họ tên người liên lạc (Viết Kanji hoặc viết Romanji VIẾT HOA) (Nhà tuyển dụng sẽ sử dụng thông tin này để liên lạc với bạn nên hãy chú ý đừng ghi nhầm)
電話()Số điện thoại liên lạc
学歴・職歴 Qúa trình học tập- công tác (Viết ngắn gọn theo kiểu tháng/năm/quá trình bắt đầu/kết thúc)
Canh giữa các mục ngày tháng.
免許・資格 Bằng cấp (Viết ngắn gọn theo kiểu tháng/năm/tên bằng cấp đầy đủ)
Canh giữa các mục ngày tháng.
特技・趣味 Kỹ năng/ Sở thích (Viết ngắn gọn)
志望動機 Lí do ứng tuyển (Viết ngắn gọn- súc tích)
本人希望記入欄 Ghi chú nguyện vọng của bản thân (Bạn có nguyện vọng gì thì cứ trình bày ngắn gọn, súc tích ở đây nhé)
通勤時間 Thời gian từ nhà bạn đến công ty 配偶者 Người phụ thuộc 配偶者の扶養義務 Nghĩa vụ hỗ trợ kinh tế cho người phụ thuộc 有・無 Có/ không 保護者(本人が未成年の場合のみ記入) Người xác minh, người tham khảo ふりがな Họ tên (phiên âm) 氏名 Họ tên (Kanji hoặc viết Romaji viết hoa) 住所〒 Địa chỉ 電話 Số điện thoại 

Viết sơ yếu lý lịch để xin việc tại Nhật thế nào cho ấn tượng?

Một số lưu ý khi viết và gửi CV cho doanh nghiệp Nhật
Thứ 1: Khi bạn gửi CV qua email cho nhà tuyển dụng, bạn tuyệt đối không nên bỏ trống phần thư trong email. Không thể chỉ ghi mỗi tiêu đề và đính kèm file được, với công ty tuyển dụng, đó sẽ là shitsurei- không tôn trọng họ. Có thể chỉ viết vài chữ như tôi tên là A, tôi muốn ứng tuyển vào vị trí B mong quý công ty giúp đỡ. Tôi gửi kèm file SYLL mong quý công ty xem và cho câu trả lời..... Viết tiếng Nhật hay tiếng Việt cũng được miễn là để công ty cảm nhận bạn là người có lễ nghĩa, không thừa chút nào đâu.
Thứ 2: Về sử dụng ngôn ngữ khi viết sơ yếu lý lịch xin việc, tốt nhất bạn nên dùng tiếng Nhật dù biết mỗi người có năng lực tiếng Nhật khác nhau. Tuy nhiên khi bên kia yêu cầu gửi hồ sơ tiếng Nhật mà bạn chỉ gửi tiếng Việt thôi thì họ sẽ không thể đánh giá năng lực ngôn ngữ của bạn được. Nên soạn cả 2 thứ tiếng để gửi cho họ. Cách viết ở phần lý lịch, không phải viết câu dài và dùng thể desu, masu mà chỉ dùng từ ngắn gọn viết chức danh, công việc. Ghi rõ ràng từ tháng này đến tháng kia, hoặc từ tháng này tới hiện tại現在に至る. Đừng quên từ Hết 以上 nhé!
Thứ 3: Về phần hoàn thiện nội dung bộ CV. Bạn nên tham khảo các mẫu SYLL tiếng Nhật trên mạng, có mẫu xin làm baito, có mẫu xin làm nhân viên công ty. Nhớ là, viết về điều gì cũng nên chú trọng tới tính cách của mình để thể hiện người có tinh thần, trách nhiệm, có sự nhiệt huyết đối với những gì mình thích, mình đang làm. Hãy chọn ra nhưng từ chỉ tính cách của bạn trong tiếng Nhật đểアピール。 Dai, dài, thừa là những điều không nên thể hiện trên CV.  Nhất là sự cẩu thả khi hoàn thiện CV sẽ thể hiện bạn là người không tôn trọng nhà tuyển dụng. Sau cùng không quên viết lời cảm ơn họ đã đọc CV và mong nhận được hồi âm có lịch phỏng vấn của doanh nghiệp nhé.  
Thứ 4: kiểm tra lại nội dung CV trước khi gửi. Cẩn thận kẻo nhầm địa chỉ email hoặc một số điện thoại sai thôi đôi khi cũng khiến bạn mất cơ hội được gọi phỏng vấn. Và nhớ là khi đính kèm file nhớ đặt tên cho file bằng tên của bạn và vị trí ứng tuyển nhé, như thế sẽ tạo ấn tượng tốt hơn.
Chúc Ngọc Khuê và các bạn quan tâm đến xin việc làm tại Nhật hoàn thiện tốt bộ hồ sơ của mình và tìm được công việc như ý. Gọi ngay 0466866770 để được tư vấn miễn phí chương trình du học Nhật Bản tự túc với nhiều ưu đãi tại ThangLong OSC!



Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Bạn có biết du học sinh làm thêm tại Nhật cũng cần đóng thuế thu nhập cá nhân?

Việc làm thêm, các khoản phí phải đóng khi sinh sống, làm việc tại Nhật luôn là các vấn đề được các lưu học sinh quan tâm không kém chuyện học tập khi đi du học Nhật Bản. Bạn có biết khi làm thêm tại Nhật cũng cần phải đóng thuế thu nhập? Quy định cụ thể thế nào, hãy cùng ThangLong OSC tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.
Theo quy định du học sinh tại Nhật Bản một tuần chỉ được làm đúng 28 tiếng, làm quá giờ là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bị phát hiện thì không thể tiếp tục gia hạn visa. Nhiều du học sinh để tránh bị phát hiện, khi làm hai việc họ thường đăng kí 1 việc nhận lương thẻ, còn 1 việc thì nhận lương tay hoặc có người nhận lương hai việc bằng hai tài khoản ngân hàng khác nhau, họ cho rằng làm như vậy là an toàn và không thể bị phát hiện. Nhưng sự thật là nếu chính phủ Nhật Bản muốn tra thì các bạn dù có xài 10 cái thẻ ngân hàng hoặc 10 chỗ nhận lương tay thì họ cũng có cách tra ra số tiền làm thêm của bạn. Việc làm thêm ở Nhật dễ kiếm nhưng vấn đề bạn có làm được chăm chỉ hay không

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Du học sinh xin việc làm thêm ở Nhật Bản có dễ không?

Du học sinh xin việc làm thêm ở Nhật Bản có dễ không?
Câu trả lời Có hay Không tùy thuộc rất nhiều thứ như tiếng Nhật của bạn khi đi du học Nhật Bản có tốt không, có ai giới thiệu bạn không, bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở đâu,....Ngoài ra, vùng bạn sống có nhiều việc làm thêm hay không cũng là một trong những yếu tố quyết định. Nếu bạn sống ở miền quê thì công việc làm thêm sẽ không nhiều lắm, còn nếu bạn sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Chiba, ... thì việc làm thêm sẽ nhiều hơn. 

Mức thu nhập làm thêm thực tế là bao nhiêu?
1 giờ làm thêm trung bình bạn sẽ nhận được từ 800  đến1000 yên. Nếu như bạn làm thêm trong mức cho phép là 28 giờ/ tuần thì bạn sẽ được 116.000 yên (khoảng 1400 USD)/tháng. Đấy là trường hợp bạn làm thêm tại thành phố lớn như Tokyo, nơi mà chi phí sinh hoạt tối thiểu là 50.000 ~ 60.000 yên/tháng (trong đó tiền nhà 30.000 ~ 40.000 yên, điện nước ga, điện thoại, internet, đi lại,...).
Thu nhập làm thêm chỉ đủ để du học sinh Nhật trang trải sinh hoạt phí và tiết kiệm một khoản tiền nhỏ hàng tháng.

Bạn có nên phá luật để đi làm thêm nhiều hơn không?
Câu trả lời là không nên. Nếu bạn bị phát hiện bạn có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động ngoại khóa – loại giấy phép buộc phải có để được đi làm thêm. Bên cạnh đó,thu nhập của một người đi trên 80.000 yên/tháng thì theo phải đóng thuế thu nhập. Đương nhiên, nếu đi làm chui thì bạn cũng trốn khoản này luôn.
Kiếm việc làm thêm bên Nhật không phải là đơn giản, nhất là với các bạn mới sang. Bạn có thể mất 6 tháng, gọi điện đến vài chục chỗ mà không kiếm được việc làm thêm nếu chưa có kinh nghiệm tìm việc.
Việc làm thêm nhiều đòi hỏi bạn phải có thể lực tốt, quản trị thời gian tốt, hi sinh việc học hành và các thú vui khác để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Rủi ro của việc làm thêm quá nhiều
Đó chính là sao nhãng việc học tập,có thể  sa sút về sức khỏe và có thể dẫn đến Stress. Bỏ bê việc học chắc chắn sẽ khiến bạn gặp RẮC RỐI LỚN: khi bạn không hoàn thành nghĩa vụ học tập và không lấy được tư cách lưu trú để ở lại.
Nếu sau 2 năm học tiếng Nhật mà bạn không đỗ vào trường dạy nghề, cao đằng hay đại học nào thì bạn sẽ không còn tư cách lưu trú để xin visa ở lại Nhật. Nếu muốn tiếp tục ở lại Nhật, bạn sẽ phải mất vài chục vạn yên để xin vào một trường đại học nào đó để dự thính. Việc dự thính này sẽ kéo dài trong 6 tháng, nếu sau đó mà bạn vẫn không đỗ vào trường nào thì lúc đó bạn sẽ bị buộc phải về nước.

Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo hình thức du học tự túc, Công ty CP đầu tư và hợp tác Quốc tế Thăng Long cam kết đưa những lớp tu nghiệp sinh được đào tạo bài bản về ngoại ngữ cũng như những kỹ năng mềm cần có khi sống và học tập nơi đất khách quê người. Tu nghiệp sinh sẽ luôn được quan tâm, hỗ trợ ở mức tối đa trong suốt quá trình học tập ở Việt Nam cũng như toàn bộ thời gian du học Nhật Bản và làm thêm bên Nhật Bản.
Mọi quan tâm hay thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

Công ty CP đầu tư và hợp tác Quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: Số 8, Cầu Dậu, Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 0466 866 770
Email:  tuyendung.thanglongosc2015@gmail.com

 Du học sinh xin việc làm thêm ở Nhật Bản có dễ không?

Thông tin cơ bản về du học Nhật và tu nghiệp sinh

Du học Nhật Bản hay tu nghiệp sinh đối với người chỉ muốn đi kiếm tiền.
Cho dù về mặt danh chính ngôn thuận, du học là để đi học, xuất khẩu lao động cũng là đi học nghề, thì về mặt thực tế của xã hội Việt Nam mấy năm gần đây, du học Nhật qua các công ty du học bắt đầu từ trường tiếng, và đi xuất khẩu lao động theo hình thức thực tập sinh, là sự băn khoăn lựa chọn của khá nhiều người muốn đi kiếm tiền. Bỏ qua tất cả những gì lung linh đẹp đẽ này nọ của việc du học thực sự, chỉ nhìn từ quan điểm đơn thuần “kiếm tiền”, “học được chút tiếng Nhật” thì có thể so sánh 2 khía cạnh kia như sau:

1. Lương bổng ra sao?
Du học sinh làm thêm arubaito với lương bằng 1~1,5 lần lương tối thiểu, tuỳ vào nơi làm việc và năng lực tiếng Nhật, kinh nghiệm, nhanh nhẹn của mình.
Thực tập sinh  thì lương phần lớn chỉ là lương tối thiểu, và phần lớn không có chuyện tăng lương.
 
2. Nơi làm việc, công việc.
Du học sinh được chọn nơi làm việc, công việc, thời gian, tự do chuyển việc, làm nhiều việc, đàm phán thời gian làm việc, xin tráo đổi giờ làm, xin nghỉ ốm (không lương)… Có thể chọn chỉ làm vài ngày, vài buổi trong tuần. Có thể chỉ làm ở 1 nơi nào trong 1 tuần xem thử thế nào… Địa điểm làm việc thường là làm trong nhà và cố định.
Thực tập sinh thì không được như vậy mà chỉ được chọn công việc từ lúc ở Việt Nam, từ lúc không hình dung được việc như thế nào, nặng nhẹ ra sao, con người ở nơi làm việc thế nào, địa điểm làm việc ra sao. Có những công việc, ví dụ như xây dựng thì thường phải đi đây đi đó nhiều.

3. Thời gian làm việc.
Du học sinh theo luật thì chỉ được làm việc 28 tiếng 1 tuần, vào các kỳ nghỉ dài (nghỉ xuân 3 tuần, nghỉ hè 1 tháng, nghỉ đông 2 tuần) thì có thể làm việc 8 tiếng 1 ngày. Tuy nhiên nhiều người làm việc nhiều giờ hơn như thế này, tất nhiên phải giấu bằng cách làm nhiều nơi, hoặc làm quá giờ ít thôi, và đi học đều để tránh bị nhòm ngó. Du học sinh cũng tự do chọn chỗ làm nên họ chọn nơi làm việc gần nhà, dễ đi lại để tiết kiệm thời gian.
Thực tập sinh theo luật chỉ được làm 7-8 tiếng 1 ngày, có làm thêm hay không thì là tuỳ theo công việc, theo mùa vụ “làm ăn”… Ví dụ như nông nghiệp thì có những mùa còn không có đủ 8 giờ làm, xây dựng thì hầu như không có làm quá giờ, mà đi các công trình thì phải di chuyển nhiều trong khi thời gian di chuyển lại không được tính tiền (các thông tin này là nghe nói lại. Ai có thông tin chi tiết hay muốn đính chính thì comment nhé).

3. Thu nhập như vậy rồi có bị trừ thuế má gì không?
Du học sinh bị đánh thuế thu nhập nếu thu nhập quá 103 man / năm. Phí cho quỹ hưu (nenkin) cũng có thể không bị bắt đóng. Bảo hiểm y tế có thể xin giảm. Nhà cửa, ăn uống thì tự mình lo, ít nhiều là do mình.
Thực tập sinh cũng phải đóng thuế cho thu nhập quá 103 man / năm. Các phí quỹ hưu, bảo hiểm y tế đều phải đóng. Nhà cửa và ăn uống phần lớn là tiền cố định bị trừ bởi công ty tiếp nhận. Có những trường hợp bị trừ không hợp lý.

4. Nói tóm lại, có kiếm tiền được không?
Du học sinh có vẻ là kiếm được lương từ 8-12 man 1 tháng nếu làm thêm (arubaito) đúng 28 giờ/tuần theo luật. Quá 28 tiếng chút đỉnh có thể kiếm đến 15-18 vạn. Làm cật lực tiết kiệm cả thời gian ngủ, thời gian học, ngủ trên lớp bất cần ai, làm không cần biết có thể gia hạn visa sau 1,5 đến 2 năm visa đầu tiên, thì có thể kiếm đến chừng 30-40 vạn. Du học sinh còn phải trả tiền học từ 70-90 vạn Yên 1 năm.
Thực tập sinh thì có vẻ là kiếm được lương chừng 12-15 man 1 tháng. Nếu có làm thêm thì có thể đến mức 18-20 vạn Yên, nhưng được làm thêm hay không thì không tự mình quyết định được.
Các khoản trừ (chi phí) thì tuỳ nhưng có lẽ từ 4-6 man.

Thông tin cơ bản về du học Nhật và tu nghiệp sinh

5. Thời gian ở Nhật là bao lâu?
Du học sinh học tiếng từ 1,5-2 năm. Nếu lên lớp đủ, không làm quá nhiều tiền đến mức bị cục nhập cảnh để ý, đủ tiếng Nhật để viết 1 bài luận 1, 2 trang A4 và trả lời vài câu phong vấn để vào trường “semmon” thì sẽ có thêm visa 3 năm nữa. Hoặc ai học Đại Học thì sẽ có visa 4 năm nữa. Nếu ai chịu khó học tiếng Nhật đủ tốt (mà thực ra đó chính là môi trường học tập) thì cũng có khả năng kiếm được việc ở Nhật sau đó, thì cứ tiếp tục ở Nhật đến khi chán hoặc không có việc. Ai ở Nhật 10 năm, trong đó có 5 năm đi làm ổn định thì có thể xin visa định cư.
Thực tập sinh thì chỉ được ở Nhật 3 năm, riêng nghề xây dựng thì có thể lên đến 5 năm. Có những người muốn quay lại Nhật thì lại phải về Việt Nam chờ ít nhất 1 năm rồi mới tìm cách quay trở lại Nhật theo hình thức du học, nhưng tuỳ vào tuổi tác và sự giải trình của công ty du học mà có thể là rất khó khăn.

6. Có vất vả không?
Du Học Sinh vất vả hay không là tự do bản thân có đi làm nhiều hay không mà thôi, chứ bản thân công việc thì không cực nhọc, nhiều công việc nhàn nhã. Bản thân có thể tự chọn việc. Việc làm dãi nắng dầm mưa thì cũng ít trừ khi cố tình chọn. Nhiều người bị áp lực kiếm tiền nên làm đêm, làm cả ngày cuối tuần, ngày lễ, nên thiếu ngủ, sức khoẻ suy giảm.
Thực tập sinh thì vất vả hay không là tuỳ công việc, ngành nghề. Và nếu đã vất vả thì nó sẽ kéo dài cả 3 năm. Tuy nhiên thực tập sinh phần lớn được ngủ đêm và nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ theo luật.

7. Cuộc sống như thế nào?
Du học sinh phần lớn học ở các thành phố lớn, tự do đi lại, chơi bời, kết bạn, về nước, đi nước khác. Nói chung là khá tự do, chỉ có tự bản thân bắt mình đi làm không chơi bời.
Thực tập sinh phần lớn làm việc ở các tỉnh xa, nông thôn, nhiều nơi hẻo lánh khó đi lại, ở tập trung tại các ký túc xá hoặc nhà thuê của công ty, nhiều nơi bị hạn chế đi lại khỏi nơi ở, có những nơi cấm sử dụng điện thoại, internet…

8. Có học được tiếng Nhật hay không?
Du học sinh thì được dạy đủ để học tốt tiếng Nhật. Học hay không là do mình.
Thực tập sinh thì không được ai dạy gì cả. Học được hay không cũng là do mình nhưng phải cố gắng gấp bội vì là tự học. Ngược lại thì thực tập sinh lại có thời gian tự học nhiều hơn so với du học sinh vì thời gian tối và cuối tuần không phải đi làm. Nếu du học sinh lên lớp cũng không học thì còn kém cả thực tập sinh tự học chuyên cần và chịu khó giao tiếp ở môi trường công ty.

9. Rủi ro:
Du học sinh có rủi ro là lúc đầu chưa quen có thể sẽ mất thời gian tìm việc làm thêm từ vài tuần đến vài tháng. Có nhiều người sốt ruột bỏ tiền cho những người môi giới việc (shoukai, “sokai”) mà những chuyện đó cũng có nhiều lừa đảo, tốn kém. Nhưng có lẽ rủi ro lớn nhất là làm quá nhiều dẫn đến không được gia hạn visa sau khi học trường tiếng. Du học sinh có rủi ro đến từ sự mải mê làm việc kiếm tiền của bản thân (vì càng làm nhiều thì càng có tiền mà) nên dẫn đến làm việc quá sức.

Thực tập sinh thì có rủi ro khá lớn, khá phổ biến ở môi trường tiếp nhận lao động. Khi có vấn đề thì không thể tự mình giải quyết mà phải dựa vào người khác, phần lớn là không thể giải quyết được. Nhiều người sợ phản ánh môi trường xấu thì không được ở lại làm việc tiếp. Công việc nếu như vất vả thì không từ chối hoặc đổi việc được như du học sinh, nên có sự rủi ro về sức khoẻ, sức chịu đựng.
Như vậy cả 2 đều có nhiều rủi ro về sức khoẻ nếu làm việc vất vả. Và có rủi ro là không kiếm đủ tiền trả nợ. Vì vậy nếu đặt mục đích đi kiếm tiền thì …. Thôi không nói nữa.

10. Ở Nhật về rồi sao?
Cứ cho là bản thân để dành được 1 chút tiền đi, ví dụ 200 triệu. Trước khi đi thì ai cũng nghĩ là để dành được 1 ít tiền làm vốn “làm ăn”. Vậy làm ăn gì, hay là chỉ để gửi ngân hàng? Cái vốn lớn nhất, đó là kinh nghiệm ở Nhật, kinh nghiệm về tiếng Nhật mà không một ai có N2, N1 ở Việt Nam học chay mà có thể bằng được. Du học sinh làm việc nhiều, tiếp xúc nhiều, nói nhiều, lăn ra xã hội nhiều thì còn nhiều kinh nghiệm hơn nữa, đó là vốn sống rất quý. Thực tập sinh nếu như thực sự học hỏi được cách làm việc của công ty thì có khả năng chính công ty đó sẽ mời quay trở lại làm việc sau này, nhưng tất nhiên phải về nước đã.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Thăng Long
Đ/c: Tầng 8, Tòa nhà HLH Phụ Nữ, Số 6 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0466866770

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Xót cảnh du học sinh đi làm chui

Nhiều bạn đi du học nói chung và du học Nhật Bản nói riêng vì muốn kiếm tiền mà “nhắm mắt làm chui”, mặc cho bị đối xử tệ bạc và nguy cơ bị trục xuất về nước rất cao.

 

Việc làm thêm cho du học sinh Việt ở nước ngoài hiện nay được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là làm thêm hợp pháp, làm trong trường. Du học sinh có thể xin đi làm việc ở phòng thư tín, giấy tờ, tại các quán ăn, quán cà phê, hay phụ trách tại các phòng thí nghiệm, đi dạy kèm… Những bạn du học sinh học giỏi, khả năng ngoại ngữ tốt, có thể được đi làm trợ giảng nếu có ấn tượng tốt với nhà trường và thầy cô.

Lưu học sinh tại Bách khoa Tomsk, Nga với công việc sơn ký túc xá.
                                Lưu học sinh tại Bách khoa Tomsk, Nga với công việc sơn ký túc xá.
 
Tuy nhiên, những công việc làm thêm hợp pháp thường khá ít, nhận được lương thấp, do vậy nhiều du học sinh đã tìm đến những công việc ngoài trường, việc làm “chui”. “Làm chui” thường hấp dẫn sinh viên bởi có thể nhận tiền công ngay khi làm xong, không phải qua các thủ tục giấy tờ rắc rối tuy nhiên có rất nhiều rủi ro.

Lợi bất cập hại

Vì đi làm chui là bất hợp pháp nên hầu hết các chủ sử dụng lao động đều lợi dụng, trả lương thấp hơn quy định và còn “bóc lột”, ra điều kiện phải việc gấp đôi mà không bạn trẻ nào dám phản ánh, vì họ “dọa báo thanh tra”.
T.K.A, du học sinh tại Pháp kể : “Mình đã từng làm việc không đăng ký tại một cửa hàng đồ ăn của người Hoa. Một ngày mình làm hai ca, ca sáng từ 8h đến 13h, ca tối từ 20h đến 24h.
 
Lương mình chỉ nhận được 50 Euro một ngày, trong khi lương tối thiệu hiện tại ở Pháp là 9,5 Euro một giờ. Mọi khoản tiền thưởng, phụ cấp đều không có, tiền tip của khách thì bà chủ cũng thu nốt”.
Thậm chí nhiều chủ lao động còn không đăng kí, hoặc đăng kí có nhận người làm nhưng chỉ khai báo làm từ 1-2h/ngày. Vì ở nhiều nước, chủ lao động phải đóng thuế 50% khoản tiền họ trả cho sinh viên.
Tại Nga, kể từ 1/1/2014, chính phủ Nga bắt đầu cho phép sinh viên nước ngoài đang theo học chương trình chính quy ở các trường đại học, trường dạy nghề của nhà nước Nga đều có quyền làm việc trên cơ sở quyền lao động.
Mặc dù được cho phép nhưng công việc làm thêm ở Nga không đa dạng, nhiều bạn du học sinh chấp nhận làm chui, không khí hợp đồng lao động, không được hưởng bất cứ quyền lợi lao động nào tại các cửa hàng ăn nhanh với đồng lương ít ỏi 40-50rub/giờ, theo tỷ giá hiện tại thì chưa được 1 USD (21.000 VNĐ) .
N.T.T.N , sinh viên năm 3, sống tại thành phố Volgograd, Nga, đang làm việc tại một cửa hàng ăn nhanh cho biết, theo quy định 9h tối cửa hàng đóng cửa nhưng hầu hết nhân viên “chui” phải ở lại dọn dẹp đến gần 11h mới xong.
 
Công việc đăng ký là chạy bàn, thu ngân, cắt thái rau củ nhưng ai cũng phải gánh luôn cả dọn dẹp, rửa chén và thậm chí chùi toalet. Không có hợp đồng lao động, du học sinh cũng không dám kêu ca vì chủ lao động luôn “nắm đằng chuôi”.

Nỗi lo bị trục xuất

Điều lo sợ nhất của du học sinh là bị bắt vì đi làm chui. Mỗi khi thấy có người mặc đồng phục công sở, hay thoáng thấy bóng của cảnh sát, thanh tra vào chỗ làm việc, nói chuyện lâu lâu với chủ quán một chút là các bạn trẻ “tim đập loạn nhịp”.

Một bữa ăn “tạm bợ” giữa các giờ làm thêm của du học sinh tại Nhật

                           Một bữa ăn “tạm bợ” giữa các giờ làm thêm của du học sinh tại Nhật
 
Tại Pháp, nếu du học sinh đi làm không khai báo rất nguy hiểm bởi nếu có thanh tra hay các cơ quan chức năng đến kiểm tra giấy tờ đột xuất, sinh viên có nguy cơ bị trục xuất về nước, thậm chí nếu không hoàn trả tiền vé máy bay trục xuất còn bị cấm quay lại trong 5 năm; chủ sử dụng lao đông có thể bị 3 năm tù giam, nộp phạt 45.000 Euro và đóng cửa tiệm trong vòng 5 năm.
Ngày 3/4/2014, báo chí Nhật Bản đưa tin cảnh sát tỉnh Fukuoka đã có quyết định trục xuất 24 du học sinh Việt Nam độ tuổi từ 20 đến 30 hiện đang theo học tại các trường dạy tiếng Nhật thuộc thành phố Chikuzen, tỉnh Fukuoka về nước vì làm quá 28 tiếng/1 tuần.
 
Các du học sinh này đã làm việc “chui” từ 30 đến 70 tiếng/tuần trong các công xưởng sản xuất bao bì đóng gói rau sạch và công ty buôn bán các sản phẩm hải sản tươi sống để kiếm tiền.
 
Tại hầu hết các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, Pháp… mỗi sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian các chương trình ngôn ngữ, các trường cấp 3, đại học, học viện… chỉ được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong cả kì học và 40 giờ/tuần vào các kì nghỉ, đóng thuế 20% tổng lương nhận được.
 
Để lách luật, nhiểu du học sinh chấp nhận làm quá giờ, hay làm không đăng ký để khỏi phải đóng thuế mặc dù nguy hiểm luôn rình rập.
 

Vì đâu nên nỗi?

Khi đi du học bạn trẻ nào cũng muốn tập trung học hành, sau này về nước có thể giúp đỡ gia đình, phát triển sự nghiệp. Nhưng vì thiếu tiền, hoặc ham kiếm lợi trước mắt và cả thiếu hiểu biết… nên việc các du học sinh đi làm “chui” vẫn rất phổ biến.

Nhà trường cảnh báo những hành vi lừa đảo sinh viên làm thêm tại Nhật

                                Nhà trường cảnh báo những hành vi lừa đảo sinh viên làm thêm tại Nhật
 
Nhiều trường hợp được các công ty môi giới, công ty tư vấn du học giới thiệu rằng đi nước ngoài học, cụ thể là ở Nhật Bản, có thể kiếm được 40-60 triệu/ tháng . Đúng là như thế nhưng đây là làm cả ngày vất vả, chúng ta chỉ có thể làm thêm ít thôi nhé. Với mức thu nhập khủng như trên thì một ngày những bạn theo diện tu nghiệp sinh phải làm 10-14 tiếng, liên tục cả tuần với cường độ công việc vô cùng vất vả. Chưa kể để trả được số nợ vay mượn ở quê để đi du học, nhiều sinh viên chấp nhận làm chui, làm thêm giờ.

Làm việc với cường độ lớn, thời gian lên lớp là thời gian duy nhất trong ngày để ngủ. Vì thế, nhiều du học sinh chưa bị đuổi về nước vì đi làm chui thì đã bị đuổi về nước vì thành tích học tập kém.

Vậy nên các bạn lưu ý nhé, chúng ta đăng ký đi du học chủ yếu là tập trung việc học trước đã, sau 1 -2 tập trung học thì mới đi kiếm tiền dần dần, nếu bạn nào khó khăn thì có thể đi làm từ sớm nhưng cũng làm ít thôi nhé đừng vì lo kiếm tiền mà quên học hành là rất dở đó, đến lúc tiền mất tật mang thì khổ. Chúc các bạn may mắn !

nguồn: Dân trí


Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Nhiều việc làm thêm cho du học sinh Nhật

Việc làm thêm là vấn đề mà nhiều bạn băn khoăn khi đi du học, công việc làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy…


Tôi là một cựu du học sinh Nhật Bản, từng học tại trường ĐH Kinh tế thông tin quốc tế ở Matoba, Kawagoe-shi, Saitama, đã về Việt Nam được gần 4 tháng. Thời gian gần đây, tôi có vào một số trang mạng xã hội, diễn đàn,… thấy các bạn du học sinh kêu ca rất nhiều về những khổ sở họ đang mắc phải khi ở Nhật. Các công ty tư vấn thì cạnh tranh không lành mạnh, đi nói xấu nhau, thậm chí có công ty còn xúi giục các du học sinh nói xấu đối thủ cạnh tranh của mình... 

Nhiều bạn học sinh đang nhầm tưởng rằng con đường du học đối với họ là trải đầy màu hồng. Sang Nhật Bản họ sẽ được tận hưởng một cuộc sống sung sướng, an nhàn, thu nhập cao (30 – 40 triệu /tháng). Tôi xin lưu ý với các bạn đang có nhu cầu đi du học như sau: Trước khi các bạn đưa ra quyết định của mình thì nên tìm hiểu mọi thông tin liên quan, nhìn nhận và đánh giá thông tin đa chiều để có được phân tích, đánh giá tốt nhất, chính xác nhất. 

Nhiều việc làm thêm cho du học sinh Nhật


Một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng là từ những người đã từng đi du học Nhật Bản (những người đã thành công và cả những người đã thất bại). Các bạn sẽ có một cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về thực tế du học Nhật Bản như thế nào, khó khăn thuận lợi ra sao. 

Yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định cho các bạn chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi một điều rất đơn giản là các công ty tư vấn, họ cũng chỉ có thể giới thiệu việc cho những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật. Một khi năng lực tiếng của bạn tốt rồi bạn sẽ có quyền để lựa chọn những công việc phù hợp với mình và có thu nhập cao. 

Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).
Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).

Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc (Năng lực tiếng Nhật). 

Dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai. 

Và để có được một con đường như thế các bạn phải bỏ thật nhiều công sức và trí lực cho việc học tiếng Nhật. Các bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn. Một khi các bạn chưa chuẩn bị được những hành trang như vậy thì mình khuyên các bạn đừng nên mơ tưởng đến việc học tại Nhật chứ đừng nói đến việc kiếm tiền tại Nhật. 

Trước đây tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh đi học về, không đi làm thêm, nằm ở nhà trách móc các công ty tư vấn. Thậm chí tôi còn gọi điện về nhà kể khổ với bố mẹ, bảo bố mẹ lên công ty tư vấn đòi lại tiền vì không xin được việc cho tôi. Nhớ lại khi ấy tôi thấy thật xấu hổ.
Tôi sang Nhật nhưng vốn tiếng của tôi chỉ bập bẹ được mấy câu chào hỏi, mấy câu thông dụng. Công ty giới thiệu việc làm cho tôi, nhưng đến khi đi phỏng vấn lại không được nhận vì tiếng Nhật của tôi quá kém. 

Khi còn học tiếng ở Việt Nam, tôi đã nhận được những lời cảnh báo từ giáo viên, từ người quản lý và nhân viên của công ty tư vấn. Họ khuyên tôi nên chú tâm vào học tiếng thật tốt nhưng tôi nghĩ đơn giản hóa mọi chuyện rằng sang bên này sẽ khác, làm gì đến nỗi như họ nói, tiếng thì sang Nhật học cũng được lo gì. Giờ tôi chỉ khuyên các bạn một câu đơn giản thôi “Năng lực tiếng Nhật quyết định thành công của bạn”

Theo những thống kê tôi được biết thì sau trận sóng thần lịch sử, Nhật Bản đang tăng tốc triển khai khôi phục xây dựng lại những gì đã bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch đó. 

Chính vì vậy, trong vòng 10 năm nữa, Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực từ nhiều hướng, đặc biệt từ du học sinh ở các nước cùng chia sẻ những khó khăn mà quốc gia này đang gặp phải. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạo mọi điều kiện để các du học sinh có được điều kiện học tập thuận lợi hơn.

Hiện tại tôi biết có không ít những bạn đã và đang chuẩn bị theo học các lớp tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản theo chương trình du học vừa học vừa làm. Tôi khuyên các bạn trước hết cần cố gắng học tốt tiếng Nhật lúc còn ở Việt Nam. Đừng vì những thông tin không rõ ràng mà làm ảnh hưởng đến lập trường cũng như tương lai của mình. 

Con đường mình đã chọn thì mình phải tập trung cho nó. Có rất nhiều người đã thành công thì tại sao mình lại không thành công? Họ đã bỏ ra những gì? Bạn là người hậu thế, bạn có lợi là học hỏi được những kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy lắng nghe, chia sẻ trên tinh thần xây dựng, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho mình.

Chúc các bạn có được một hành trang thật tốt, thật vững vàng trên con đường du học Nhật Bản
 nhé.

( nguồn: Vnexpress )