Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Chu trình thi tuyển và những tiêu chí cơ bản để xin được việc làm tại Nhật

Với các bạn đi du học Nhật Bản và có dự định làm việc lâu dài tại Nhật việc quan tâm đến chu trình thi tuyển diễn ra thế nào, nhà tuyển dụng mong đợi điều gì, sẽ áp dụng hình thức nào để tuyển dụng, … là điều rất quan trọng giúp bạn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để gây ấn tượng với các doanh nghiệp Nhật nếu muốn ở lại đây sau chặng đường du học tự túc.
Vậy một quy trình tuyển nhân sự đúng chuẩn Nhật Bản sẽ diễn ra theo trình tự nào? Nhà tuyển dụng sẽ áp dụng những tiêu chí nào để lựa chọn ra những ứng viên sáng giá nhất? Hãy theo dõi bài viết này để có được kiến thức cơ bản và sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình xin việc tại Nhật hậu du học nhé!


Chu trình thi tuyển và những tiêu chí cơ bản để xin được việc làm tại Nhật

  1. Quy trình tuyển lựa nhân sự của doanh nghiệp Nhật diễn ra thế nào?
Viết sơ yếu lý lịch (CV) chính là bước đầu tiên bạn phải hoàn thiện để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây cũng là bước quan trọng nhất bởi nó quyết định bạn sẽ được tham dự tiếp các vòng tuyển lựa sâu hơn không. Và mặc dù sơ yếu lý lịch của bạn có thể chỉ được đọc qua một lần, bạn vẫn phải viết với “tất cả bầu nhiệt huyết” vì nó sẽ là tài liệu duy nhất theo bạn từ đầu đến cuối cuộc hành trình. Bản CV càng cô đọng và ấn tượng sẽ càng có khả năng được lựa chọn trúng tuyển cao. 

Tiếp theo là vòng thi viết. Đây là vòng thi mang tính phân loại cao (được dùng để loại chừng 50% đến 80% thí sinh). Để đoạt được cơ hội tự khẳng định mình, bạn không có cách nào khác là nỗ lực và kiên nhẫn. Phần lớn các công ty tại Nhật thường áp dụng hình thức thi trắc nghiệm SPI. Hãy mua một vài cuốn sách luyện thi dạng này và làm quen với nó cho đến khi bạn đạt được kết quả cao trong các bài thi thử.
Thông thường nội dung thi SPI bao gồm ba phần. Thứ nhất là phần kiểm tra năng lực cơ bản về ngôn ngữ, tư duy logic và toán học. Tiếp đến là phần kiểm tra, đánh giá về tính cách, cách suy nghĩ và hành động của bạn. Phần thi này không có sự cạnh tranh về điểm. Và cuối cùng là phần kiểm tra mức độ thích ứng với công việc của bạn. Các câu hỏi trong phần này thường dựa trên đặc thù của từng loại công việc.

Cuối cùng là vòng thi vấn đáp. Đến vòng này hồ sơ của các ứng viên mới được đem ra phân tích mổ xẻ. Lời khuyên ở đây là hãy tìm hiểu từ tất cả các nguồn thông tin về công ty tham gia tuyển dụng, chuẩn bị sẵn đáp án cho những câu hỏi phổ biến và cả một số câu hỏi dành cho người phỏng vấn. Một hai câu hỏi sắc sảo vào cuối buổi phỏng vấn sẽ có khả năng để lại ấn tượng mạnh hơn bất cứ một câu trả lời nào. Nên nhớ rằng các công ty tuyển dụng sẽ phỏng vấn bạn bằng tiếng Nhật, bởi vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy cố gắng học tiếng Nhật và trau dồi vốn liếng ngôn ngữ này thật tốt nhé!
Bản thân thi vấn đáp cũng có nhiều hình thức như sau :
  • Thi vấn đáp tập thể: Nhiều thí sinh cùng vào phòng thi và lần lượt trả lời cùng một câu hỏi của phía công ty. Mỗi người sẽ có thời gian chừng 5 đến 10 phút. Do thời gian hạn chế và dễ bị so sánh, nên chú ý trả lời ngắn gọn và ấn tượng.
  • Thi vấn đáp cá nhân: Một thí sinh được một hoặc nhiều người hỏi. Thời gian nhiều và tập trung hơn, và các câu hỏi hiểm hóc cũng nhiều hơn.
  • Thảo luận nhóm: Một nhóm gần 10 thí sinh sẽ được giao một chủ đề nhất định để thảo luận tự do, có thể đưa hoặc không đưa ra kết luận. Nội dung thực ra không phải là điểm mấu chốt, cái họ đánh giá bạn là tư chất và khả năng giao tiếp. Cần giữ thăng bằng giữa thể hiện ý kiến cá nhân và việc lắng nghe ý kiến xung quanh.
  • Tranh luận: Hai nhóm thí sinh được phân vai bảo vệ hoặc phủ nhận một quan điểm. Cần xác định rõ vai trò của cá nhân trong nhóm, thể hiện khả năng hợp tác tập thể và triển khai lý luận.
  • Thi vấn đáp với lãnh đạo công ty: Thời gian nhiều nhất và thường được thực hiện ở bước cuối cùng. Phần thi này ngày càng có vai trò quan trọng. Thường thì bạn sẽ có những thí sinh khác cùng vào thi với mình, nhưng khoảng 50% thí sinh sẽ ra khỏi phòng mà không có cơ hội trở lại lần thứ hai.
Những công ty khắt khe sẽ có thêm một vòng thi vấn đáp nữa. Vào đến vòng này, nếu không phạm sai lầm, bạn có thể đã cầm chắc thành công trong tay. Lần này bạn sẽ chỉ còn lại một mình trước những đối thủ còn già dặn và biết nhiều về bạn hơn cả lần trước. Những người phỏng vấn được giao phó chọn nhân viên mới theo tiêu chuẩn là người mình muốn trở thành cộng sự. Đừng ngần ngại thể hiện sự tự tin và nhanh nhẹn của mình.
  1. Các tiêu chí chọn nhân sự và cách để “gây ấn tượng” với nhà tuyển dụng Nhật
Có rất nhiều cách được các công ty tuyển dụng của Nhật Bản lựa chọn để tìm kiềm nguồn nhân lực cho mình, trong số đó những cuộc “sát hạch” cá nhân như: phỏng vấn cá nhân, thi viết (một số công ty áp dụng hình thức thi online) hay entry sheet được ưa dùng hơn cả. Cụ thể, đánh giá các hình thức tuyển chọn nhân viên phổ biến mà các nhà tuyển dụng Nhật thường áp dụng như sau: Phỏng vấn cá nhân chiếm cao nhất đạt 9,1% ; Thi viết chiếm 8,2%; Entry sheet chiếm 7,2 %; Nhóm hình thức ít được sử dụng hơn bao gồm: phỏng vấn theo nhóm chiếm 4,2 %; Thảo luận nhóm chiếm 2,9 %, các hình thức khác chiếm 0,6%. Điều này cho thấy việc trang bị kiến thức cá nhân và sự tự tin cho bản thân mình là hết sức quan trọng.
Thống kê trên cho thấy, các công ty ở Nhật thường quan tâm đặc biệt đến mức độ hiểu biết cũng như độ nhiệt tình của bạn đối với công ty của họ. Bên cạnh đó, các công ty của Nhật nhìn chung khá quan trọng vấn đề bằng cấp (đặc biệt đối với một người nước ngoài đi xin việc tại Nhật). Tuy nhiên, không chỉ có vậy, các nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến tính cách cũng như độ năng động của các ứng viên được thể hiện qua các kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khoá (như đi làm thêm hay tham gia các câu lạc bộ năng khiếu/ sở thích). 

Vì vậy, trong khả năng cho phép, song song với việc học, bạn cũng nên mở rộng kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực khác, tích cực giao lưu tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng hơn. 

Trên đây là những lời khuyên hữu ích cho bạn có dự định đầu quân cho các công ty Nhật và làm việc trên đất Nhật. Tuy nhiên trước khi cần đến lộ trình này bạn cần phải bắt đầu chặng đường bằng việc sang Nhật du học và tích lũy kiến thức, trau dồi ngôn ngữ, kinh nghiệm làm việc trước. Để tìm hiểu về chương trình du học Nhật Bản tự túc với chi phí siêu tiết kiệm và ưu đãi hấp dẫn lên đến 30 triệu đồng vui lòng liên hệ ThangLong OSC qua hotline 0466866770 để được tư vấn chi tiết!

Các câu hỏi liên quan:
Du học Nhật Bản: Xin việc làm tại nhật bản như thế nào?
cách thức xin việc làm tại nhật sau khi ra trường
Hướng dẫn xin việc làm tại Nhật Bản dành cho du học sinh
Làm thế nào để xin làm tại Công ty của Nhật Bản


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét