Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Một năm tiễn 3 du học sinh Việt - liệu du học Nhật có thực sự dễ dàng?

2016 đánh dấu một năm đớn đau của đồng bào Việt với sự ra đi đột ngột của 3 trí thức trẻ nơi đất khách quê người. Hành trình du học Nhật Bản mang ước mong tiệm cận tri thức mới, cơ hội mới của các em bất chợt dở dang, bỏ lại đó cả thanh xuân và tương lai tươi sáng ở phía trước,...Nỗi đau và những mất mát ấy làm dấy lên câu hỏi, liệu du học Nhật, giấc mơ Nhật Bản có thực sự dễ dàng đến thế? Hãy cùng đón đọc bài viết trên báo thethaovanhoa.vn để tự mình xây dựng một góc nhìn về nỗi mất mát này. 

Một năm tiễn 3 du học sinh nơi đất khách 12 giờ khuya 24/12, du học sinh Nguyễn Đình Liên (21 tuổi, quê quán Cửa Lò, Nghệ An) bị đánh thức bởi một cuộc điện thoại kêu cứu từ một người bạn cùng phòng. Vẫn chưa rõ chuyện gì, chỉ biết rằng bạn mình đang gặp nguy, Liên vội vã chạy đến thì gặp một nhóm người Việt đang xô xát với một nhóm người Thái Lan. Tưởng rằng Liên được gọi đến để “tiếp viện”, nhóm người Thái liền xông vào tấn công, gây trọng thương cho cậu sinh viên hiền lành. Dù đã được đưa đi cấp cứu nhưng Liên đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 1 giờ sáng ngày 25/12. Cuộc sống của Liên đã mãi dừng lại ở tuổi 21, ở một nơi không phải quê hương mình. Đến khoản vay mượn cho Liên đi du học Nhật Bản nay còn chưa trả hết, gia đình cậu đã phải đau đáu xoay xở để vay một số tiền khá lớn để đưa cậu về nhà an táng. 
 
Trở lại tháng 9/2016 – thời điểm đồng bào Việt như đứt từng khúc ruột trước hung tin về hai cái chết liên tiếp của hai du học sinh Việt tại Nhật Bản. Giữa tháng 9, một du học sinh tên Trần Đắc Tình (sinh năm 1993, quê tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đột ngột qua đời do bệnh cảm nặng nhưng mãi một tuần sau, đau lòng thay, gia đình Tình vẫn chưa thể đưa thi thể cậu về quê mai táng. Sang Nhật từ tháng 6/2015, vừa ổn định với nhịp sống ở xứ văn minh chưa được bao lâu thì Tình đã vội vã ra đi, bỏ lại gia đình với người mẹ vốn luôn đau yếu cùng khoản nợ không biết làm sao trả hết do vay mượn để Tình được đến với xứ người. Lên đường sang xứ văn minh với nhiều kì vọng và ước mơ, Trần Đắc Tình không ngờ rằng mình sẽ không bao giờ biến những điều đó thành hiện thực. Vẫn chưa thể quên gương mặt sáng sủa, hiền lành của cậu du học sinh Đặng Văn Quang (quê ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Hoàn thành 12 năm đèn sách tại quê nhà, Quang được cha mẹ đầu tư cho sang Nhật du học như bao bạn bè đồng trang lứa xung quanh cậu. Tương tự như trường hợp của Liên và Tình, gia đình của Quang cũng không mấy khá giả, nhưng vì tương lai của con nên đã cố gắng hết sức vay mượn, cầm cố được 300 triệu đồng.

liệu du học Nhật có thực sự dễ dàng? 

Sang xứ người, ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, Quang lao vào học tập và tranh thủ tìm việc làm thêm tại Nhật Bản để trang trải việc học, đồng thời gửi về quê để giúp bố mẹ trả nợ dần. Vốn không có nhiều thời gian để đi chơi, gia đình khá yên lòng khi Quang gọi điện về báo rằng mình đang đi biển cùng bạn bè ở Koga. Nhưng họ đâu ngờ, đó là những lời cuối cùng họ nghe được từ người con trai chăm ngoan, hiền lành, bởi sang hôm sau, Quang chỉ là một cái xác không hồn do chết đuối. Những điểm tương đồng về số phận kém may mắn của ba nam sinh khiến nhiều người không khỏi đau lòng và bàng hoàng tự hỏi: Nhật Bản hay bất kì một đất nước phát triển nào đó, có thật sự là nơi giấc mơ bắt đầu như bấy lâu nay người ta vẫn bảo nhau? Khi “mặt trời mọc” nhưng trời vẫn không sáng 

Những năm gần đây, du học Nhật Bản vừa học vừa làm cũng như xuất khẩu lao động sang Nhật dường như là một xu hướng lan ngày một rộng ở các tỉnh lẻ, một số vùng quê nghèo. Ở phạm vi làng xã nhỏ hẹp, còn mang tính cộng đồng cao, một người làm là cả làng bắt chước theo. Cũng chính từ đó mà đã có biết bao thanh niên như Liên, Tình, Quang đã háo hức lên đường sang xứ sở mặt trời mọc, với nhiều kì vọng phía trước và khoản nợ không nhỏ đằng sau.Nhưng rồi, cuộc sống ở đất nước có trình độ công nghiệp hóa cao, phát triển hàng đầu thế giới với tính kỉ luật thép, quả thật không phải dễ thích nghi trong một sớm một chiều. Những người trẻ phải học tập và lao động gần như gấp đôi, gấp ba mới duy trì và bắt kịp nhịp sống nơi đây. Để rồi những hình ảnh du học sinh Việt co ro ngủ vội giữa các ca làm trong một kho hàng ẩm ướt, chật chội nào đó xuất hiện trên các mạng xã hội. Những câu bình luận, những cú nhấp chuột chia sẻ vẫn không thể vơi đi sự cơ cực của người trẻ Việt nơi xứ lạ.  Còn gì xót xa hơn khi tương lai rộng mở, đầy hứa hẹn đâu không thấy, mà tin về chỉ là những hình ảnh như thế, đáng buồn hơn là những trang tin bằng ngôn ngữ xứ người về những du học sinh Việt bị bắt vì tội ăn cắp – một trong những tội bị khinh rẻ nhất ở xứ văn minh. Và thậm chí là những hung tin về một mái đầu xanh nào đó đã vĩnh viễn từ biệt cõi đời nhưng không thể đưa thi thể về với đất mẹ vì không đủ tiền trang trải… Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản

Duhọc Nhật Bản vừa học vừa làm hay bất kỳ nước phát triển nào khác – đi là để trở về, đi để hấp thụ nền giáo dục tiến bộ từ xứ người, để mang về cống hiến cho đất nước. Có lẽ ngày xưa, cũng như bao du học sinh khác, ba bạn trẻ này cũng từng háo hức với chuyến hành trình đến một phương trời mới, để thử thách bản thân, học hỏi và trở về trong một ngày không xa. Nhưng rồi, cuộc đời không ai lường trước được điều gì. Ba bạn trở về với đôi mắt nhắm nghiền, cơ thể đã cứng đơ, không chút sinh khí, chờ ở sân bay không phải là những giọt nước mắt hạnh phúc của bậc sinh thành, mà là nỗi đau của kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh. Và rồi, những giấc mơ, hoài bão còn dang dở của các bạn mãi mãi ở lại nơi xứ người… Dẫu biết rằng, trong xã hội hay thời đại nào cũng thế, một khi đã dám đi xa, dám mơ lớn thì rõ ràng đoạn đường phía trước sẽ không hề bằng phẳng, thậm chí còn lắm truân chuyên, nhưng vẫn không thể thôi xót lòng cho những người trẻ lăn lộn đến bán mạng ở đất khách quê người. Cuộc sống xa gia đình, xa đồng bào ở một nơi không nói cùng ngôn ngữ với mình, chưa kể khác biệt văn hóa, xét cho cùng vẫn là khá đắt, khi đặt ngang hàng với một giấc mơ chưa chắc đã thành hiện thực, với những kì vọng chưa chắc bao năm “cày cuốc” đã đáp ứng được. Nhất là khi, những ước mơ và kì vọng ấy, lại phải trả bằng cả tuổi thanh xuân và mạng sống như thế này. Đôi lời tạm kết Không phủ nhận góc nhìn của báo thethaovanhoa.vn về nỗi đau, sự mất mát của 3 trường hợp du học sinh Việt ấy. Không phủ nhận thực tế của cuộc sống du học tại Nhật Bản không toàn một màu hồng với thảm hoa trải sẵn,…Nhưng sau tất cả, hãy nhìn sự việc ở tầm phổ quát để thấy được rằng hàng nghìn du học sinh sang Nhật đã khôn lớn, trưởng thành ra sao, du học Nhật Bản đã đem đến những giá trị gì, cơ hội nào cho họ và hơn thế nữa, một khi đã là tai nạn thì dù bạn chọn khép mình trong môi trường giáo dục của nước nhà, nó vẫn xảy đến với bạn chứ không phải cứ đi du học, cứ ra nước ngoài mới gặp những tai nạn ấy… 

Đừng đem những trường hợp cá biệt mà bôi đen, đánh đồng toàn bộ giấc mơ, những nỗ lực, cố gắng của hàng nghìn du học sinh khác,  cũng như khiến bao người trẻ đang nuôi giấc mộng tiệm cận với tri thức mới, cơ hội mới từ hành trình du học Nhật Bản phải hoang mang, lo sợ trước những vấn đề mà ta gọi đó là “tai nạn” kia. Du học Nhật Bản thực tế không hề dễ dàng nhưng nó không phải cánh cửa mở ra địa ngục. Những khó khăn trên chặng đường bạn sắp bước sẽ đem lại cho bạn những gì, hãy tự mình trải nghiệm vẫn hơn. Bởi “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng” thì “bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai” cả. “Đường vinh quang” của du học Nhật Bản không phải chỉ có lúc đứng trên đỉnh cao danh vọng, mà là cả những giấc ngủ vội, những giờ học thâu đêm, những buổi lo chạy kịp giờ làm,…và cần “đi qua muôn ngàn sóng gió” khác… Tất cả những khổ nhọc, đánh đổi ấy đều là bước đệm, nấc thang giúp các bạn khôn lớn hơn, trưởng thành thêm mỗi ngày. Nỗi sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực thường lây lan nhanh hơn niềm vui và sự tự tin vào bản thân, cuộc sống. Bởi vậy, thay vì ngồi nghi hoặc mơ hồ về những điều mình muốn trải qua mà người khác nói không nên trải qua bởi tiềm tàng những rủi ro thì bạn nên chuẩn bị kỹ càng tâm lý, tư trang, kiến thức để dấn thân và trải nghiệm nó. Hãy sống một cuộc sống không hối hận bởi được thực hiện những giấc mơ của mình. Và du học Nhật Bản chắc hẳn rất xứng đáng là một trong những giấc mơ bạn nên thực hiện…
 
Cuối cùng, nếu bạn cần được tư vấn thông tin du học Nhật Bản 2017, hãy liên hệ với ThangLong OSC. Chúng tôi luôn sẵn sàng 24/24 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đặc biệt, tặng ngay 10 triệu chi phí cho các bạn đăng ký tham gia chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản trực tiếp tại ThangLong OSC. 

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583 Website: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét