Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Một năm tiễn 3 du học sinh Việt - liệu du học Nhật có thực sự dễ dàng?

2016 đánh dấu một năm đớn đau của đồng bào Việt với sự ra đi đột ngột của 3 trí thức trẻ nơi đất khách quê người. Hành trình du học Nhật Bản mang ước mong tiệm cận tri thức mới, cơ hội mới của các em bất chợt dở dang, bỏ lại đó cả thanh xuân và tương lai tươi sáng ở phía trước,...Nỗi đau và những mất mát ấy làm dấy lên câu hỏi, liệu du học Nhật, giấc mơ Nhật Bản có thực sự dễ dàng đến thế? Hãy cùng đón đọc bài viết trên báo thethaovanhoa.vn để tự mình xây dựng một góc nhìn về nỗi mất mát này. 

Một năm tiễn 3 du học sinh nơi đất khách 12 giờ khuya 24/12, du học sinh Nguyễn Đình Liên (21 tuổi, quê quán Cửa Lò, Nghệ An) bị đánh thức bởi một cuộc điện thoại kêu cứu từ một người bạn cùng phòng. Vẫn chưa rõ chuyện gì, chỉ biết rằng bạn mình đang gặp nguy, Liên vội vã chạy đến thì gặp một nhóm người Việt đang xô xát với một nhóm người Thái Lan. Tưởng rằng Liên được gọi đến để “tiếp viện”, nhóm người Thái liền xông vào tấn công, gây trọng thương cho cậu sinh viên hiền lành. Dù đã được đưa đi cấp cứu nhưng Liên đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 1 giờ sáng ngày 25/12. Cuộc sống của Liên đã mãi dừng lại ở tuổi 21, ở một nơi không phải quê hương mình. Đến khoản vay mượn cho Liên đi du học Nhật Bản nay còn chưa trả hết, gia đình cậu đã phải đau đáu xoay xở để vay một số tiền khá lớn để đưa cậu về nhà an táng. 
 
Trở lại tháng 9/2016 – thời điểm đồng bào Việt như đứt từng khúc ruột trước hung tin về hai cái chết liên tiếp của hai du học sinh Việt tại Nhật Bản. Giữa tháng 9, một du học sinh tên Trần Đắc Tình (sinh năm 1993, quê tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đột ngột qua đời do bệnh cảm nặng nhưng mãi một tuần sau, đau lòng thay, gia đình Tình vẫn chưa thể đưa thi thể cậu về quê mai táng. Sang Nhật từ tháng 6/2015, vừa ổn định với nhịp sống ở xứ văn minh chưa được bao lâu thì Tình đã vội vã ra đi, bỏ lại gia đình với người mẹ vốn luôn đau yếu cùng khoản nợ không biết làm sao trả hết do vay mượn để Tình được đến với xứ người. Lên đường sang xứ văn minh với nhiều kì vọng và ước mơ, Trần Đắc Tình không ngờ rằng mình sẽ không bao giờ biến những điều đó thành hiện thực. Vẫn chưa thể quên gương mặt sáng sủa, hiền lành của cậu du học sinh Đặng Văn Quang (quê ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Hoàn thành 12 năm đèn sách tại quê nhà, Quang được cha mẹ đầu tư cho sang Nhật du học như bao bạn bè đồng trang lứa xung quanh cậu. Tương tự như trường hợp của Liên và Tình, gia đình của Quang cũng không mấy khá giả, nhưng vì tương lai của con nên đã cố gắng hết sức vay mượn, cầm cố được 300 triệu đồng.

liệu du học Nhật có thực sự dễ dàng? 

Sang xứ người, ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, Quang lao vào học tập và tranh thủ tìm việc làm thêm tại Nhật Bản để trang trải việc học, đồng thời gửi về quê để giúp bố mẹ trả nợ dần. Vốn không có nhiều thời gian để đi chơi, gia đình khá yên lòng khi Quang gọi điện về báo rằng mình đang đi biển cùng bạn bè ở Koga. Nhưng họ đâu ngờ, đó là những lời cuối cùng họ nghe được từ người con trai chăm ngoan, hiền lành, bởi sang hôm sau, Quang chỉ là một cái xác không hồn do chết đuối. Những điểm tương đồng về số phận kém may mắn của ba nam sinh khiến nhiều người không khỏi đau lòng và bàng hoàng tự hỏi: Nhật Bản hay bất kì một đất nước phát triển nào đó, có thật sự là nơi giấc mơ bắt đầu như bấy lâu nay người ta vẫn bảo nhau? Khi “mặt trời mọc” nhưng trời vẫn không sáng 

Những năm gần đây, du học Nhật Bản vừa học vừa làm cũng như xuất khẩu lao động sang Nhật dường như là một xu hướng lan ngày một rộng ở các tỉnh lẻ, một số vùng quê nghèo. Ở phạm vi làng xã nhỏ hẹp, còn mang tính cộng đồng cao, một người làm là cả làng bắt chước theo. Cũng chính từ đó mà đã có biết bao thanh niên như Liên, Tình, Quang đã háo hức lên đường sang xứ sở mặt trời mọc, với nhiều kì vọng phía trước và khoản nợ không nhỏ đằng sau.Nhưng rồi, cuộc sống ở đất nước có trình độ công nghiệp hóa cao, phát triển hàng đầu thế giới với tính kỉ luật thép, quả thật không phải dễ thích nghi trong một sớm một chiều. Những người trẻ phải học tập và lao động gần như gấp đôi, gấp ba mới duy trì và bắt kịp nhịp sống nơi đây. Để rồi những hình ảnh du học sinh Việt co ro ngủ vội giữa các ca làm trong một kho hàng ẩm ướt, chật chội nào đó xuất hiện trên các mạng xã hội. Những câu bình luận, những cú nhấp chuột chia sẻ vẫn không thể vơi đi sự cơ cực của người trẻ Việt nơi xứ lạ.  Còn gì xót xa hơn khi tương lai rộng mở, đầy hứa hẹn đâu không thấy, mà tin về chỉ là những hình ảnh như thế, đáng buồn hơn là những trang tin bằng ngôn ngữ xứ người về những du học sinh Việt bị bắt vì tội ăn cắp – một trong những tội bị khinh rẻ nhất ở xứ văn minh. Và thậm chí là những hung tin về một mái đầu xanh nào đó đã vĩnh viễn từ biệt cõi đời nhưng không thể đưa thi thể về với đất mẹ vì không đủ tiền trang trải… Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản

Duhọc Nhật Bản vừa học vừa làm hay bất kỳ nước phát triển nào khác – đi là để trở về, đi để hấp thụ nền giáo dục tiến bộ từ xứ người, để mang về cống hiến cho đất nước. Có lẽ ngày xưa, cũng như bao du học sinh khác, ba bạn trẻ này cũng từng háo hức với chuyến hành trình đến một phương trời mới, để thử thách bản thân, học hỏi và trở về trong một ngày không xa. Nhưng rồi, cuộc đời không ai lường trước được điều gì. Ba bạn trở về với đôi mắt nhắm nghiền, cơ thể đã cứng đơ, không chút sinh khí, chờ ở sân bay không phải là những giọt nước mắt hạnh phúc của bậc sinh thành, mà là nỗi đau của kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh. Và rồi, những giấc mơ, hoài bão còn dang dở của các bạn mãi mãi ở lại nơi xứ người… Dẫu biết rằng, trong xã hội hay thời đại nào cũng thế, một khi đã dám đi xa, dám mơ lớn thì rõ ràng đoạn đường phía trước sẽ không hề bằng phẳng, thậm chí còn lắm truân chuyên, nhưng vẫn không thể thôi xót lòng cho những người trẻ lăn lộn đến bán mạng ở đất khách quê người. Cuộc sống xa gia đình, xa đồng bào ở một nơi không nói cùng ngôn ngữ với mình, chưa kể khác biệt văn hóa, xét cho cùng vẫn là khá đắt, khi đặt ngang hàng với một giấc mơ chưa chắc đã thành hiện thực, với những kì vọng chưa chắc bao năm “cày cuốc” đã đáp ứng được. Nhất là khi, những ước mơ và kì vọng ấy, lại phải trả bằng cả tuổi thanh xuân và mạng sống như thế này. Đôi lời tạm kết Không phủ nhận góc nhìn của báo thethaovanhoa.vn về nỗi đau, sự mất mát của 3 trường hợp du học sinh Việt ấy. Không phủ nhận thực tế của cuộc sống du học tại Nhật Bản không toàn một màu hồng với thảm hoa trải sẵn,…Nhưng sau tất cả, hãy nhìn sự việc ở tầm phổ quát để thấy được rằng hàng nghìn du học sinh sang Nhật đã khôn lớn, trưởng thành ra sao, du học Nhật Bản đã đem đến những giá trị gì, cơ hội nào cho họ và hơn thế nữa, một khi đã là tai nạn thì dù bạn chọn khép mình trong môi trường giáo dục của nước nhà, nó vẫn xảy đến với bạn chứ không phải cứ đi du học, cứ ra nước ngoài mới gặp những tai nạn ấy… 

Đừng đem những trường hợp cá biệt mà bôi đen, đánh đồng toàn bộ giấc mơ, những nỗ lực, cố gắng của hàng nghìn du học sinh khác,  cũng như khiến bao người trẻ đang nuôi giấc mộng tiệm cận với tri thức mới, cơ hội mới từ hành trình du học Nhật Bản phải hoang mang, lo sợ trước những vấn đề mà ta gọi đó là “tai nạn” kia. Du học Nhật Bản thực tế không hề dễ dàng nhưng nó không phải cánh cửa mở ra địa ngục. Những khó khăn trên chặng đường bạn sắp bước sẽ đem lại cho bạn những gì, hãy tự mình trải nghiệm vẫn hơn. Bởi “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng” thì “bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai” cả. “Đường vinh quang” của du học Nhật Bản không phải chỉ có lúc đứng trên đỉnh cao danh vọng, mà là cả những giấc ngủ vội, những giờ học thâu đêm, những buổi lo chạy kịp giờ làm,…và cần “đi qua muôn ngàn sóng gió” khác… Tất cả những khổ nhọc, đánh đổi ấy đều là bước đệm, nấc thang giúp các bạn khôn lớn hơn, trưởng thành thêm mỗi ngày. Nỗi sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực thường lây lan nhanh hơn niềm vui và sự tự tin vào bản thân, cuộc sống. Bởi vậy, thay vì ngồi nghi hoặc mơ hồ về những điều mình muốn trải qua mà người khác nói không nên trải qua bởi tiềm tàng những rủi ro thì bạn nên chuẩn bị kỹ càng tâm lý, tư trang, kiến thức để dấn thân và trải nghiệm nó. Hãy sống một cuộc sống không hối hận bởi được thực hiện những giấc mơ của mình. Và du học Nhật Bản chắc hẳn rất xứng đáng là một trong những giấc mơ bạn nên thực hiện…
 
Cuối cùng, nếu bạn cần được tư vấn thông tin du học Nhật Bản 2017, hãy liên hệ với ThangLong OSC. Chúng tôi luôn sẵn sàng 24/24 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đặc biệt, tặng ngay 10 triệu chi phí cho các bạn đăng ký tham gia chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản trực tiếp tại ThangLong OSC. 

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583 Website: 

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Đắng lòng chàng trai bị phản bội sau 8 năm nuôi người yêu du học Nhật

Câu chuyện chàng trai hi sinh 8 năm thanh xuân để “cày cuốc” làm việc cả ngày lẫn đêm và vay mượn ngân hàng để có tiền chu cấp học phí du học Nhật Bản cho bạn gái xong nhận về trái đắng là bị người yêu phản bội đã khiến cư dân mạng “dậy sóng” phẫn nộ. 

Đắng lòng chàng trai bị phản bội sau 8 năm nuôi người yêu du học Nhật
 
Nhiều người nói rằng: “Yêu thôi thì không sao chứ hễ dính vào tiền bạc là thôi rồi, đủ thứ lằng nhằng, rắc rối kéo theo. Có khi đến cả mất tình yêu chỉ vì vài đồng bạc”. Quả đúng thật, chuyện chia tay đòi lại quà hay thực dụng vật chất khi yêu không còn là điều mới lạ của giới trẻ ngày này nữa.
Lại nói chuyện được mất sau yêu. Được tình mà mất tiền còn đỡ đau khổ. Chứ vừa mất tiền mà tình cũng bỏ chạy thì quả là không ai nhọ bằng. Câu chuyện của một anh chàng số nhọ bị người yêu “ôm tiền cao chạy xa bay” được chia sẻ trên confession mới đây cũng gây ra nhiều tranh luận trong cộng đồng mạng.
Theo như chia sẻ, chàng ta đã hi sinh 8 năm cuộc đời của mình lo chu toàn cho việc học của người yêu, kể cả việc thế chấp sổ đỏ chỉ để có tiền cho cô gái đi du học Nhật Bản. Không chỉ thế, khi cô gái học xong, anh chàng còn cố gắng xoay xở vay tiền mọi nơi để gửi sang cho người yêu xin việc. Những tưởng bao nhiêu năm anh hết lòng hết dạ như thế, cô sẽ nhanh về với vòng tay anh. Nào ngờ, đời không như là mơ. Anh đau khổ tột cùng trước tin cô cưới, nhưng không phải cưới anh.
Nguyên văn nỗi lòng chua xót của anh chàng bị người yêu phản bội như sau:
“Tôi chỉ muốn gặp lại em lần cuối để hỏi em rằng trong 8 năm qua, tôi là gì của em? Tôi ở đâu trong em? Từ hôm nghe mẹ tôi kể, bên nhà em có khách qúy về chơi, họ chính là nhà chồng tương lai của em đến dạm ngõ thì tôi đã hoàn toàn suy sụp. Tôi gọi liên tiếp 65 cuộc cho em trong vòng 2 ngày nhưng tất cả cuộc gọi đều bị chuyển hướng. Tôi nhắn 127 tin nhắn mà em không trả lời lấy 1 tin. Hôm nay, lấy hết can đảm tôi hẹn gặp bố mẹ em để hỏi chuyện rõ ràng về việc em đính hôn (như lời hàng xóm bàn tán), thì bố mẹ em tránh mặt.
Bước qua cánh cổng với giàn hoa xác pháo mà hơn 8 năm qua tôi đi mòn ngõ nhỏ, tôi bắt gặp bà em đang quét sân. Tôi cũng chưa kịp hỏi han gì, mới chỉ chào bà và đỡ bà đứng thẳng (vì lưng bà còng) thì bà đã rưng rưng mắt nhìn tôi chực khóc. Bà bảo, bà có lỗi với tôi, gia đình này nợ tôi và em không xứng đáng với tôi. Bà nói đến đó thì tôi đã hiểu mọi chuyện kia là sự thật mất rồi, tôi bàng hoàng vì vẫn tin ai đó ganh ghét đơm chuyện đặt điều. Có nghĩ hàng nghìn lần đi nữa tôi vẫn không dám tin là bố mẹ em lừa dối tôi, em gian dối tôi đến như vậy.
Tôi và em quen nhau khi tôi là cậu sinh viên năm 1 Kinh tế Quốc dân, còn em đang ôn thi đại học. Hè đó, vì bố em cùng hội đồng môn với bố tôi nên có nhờ tôi đến kèm em ôn thi đại học. Tôi đã nỗ lực không quản ngày đêm ôn thi cho em và em đã đỗ vào Đại học Ngoại ngữ.
Tình yêu cũng đến với chúng ta từ đó, đẹp đẽ và trong sáng hơn bất cứ điều gì. Hai nhà biết chuyện đều ủng hộ và vun vén cho chúng ta. Học được 1 kì đầu của năm 1, em bảo em muốn đi du học Nhật Bản, em sang đó học sau này về sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Ngày đó, nhà em bố mẹ cũng chỉ là nhân viên bình thường, nhà em lại ở ngoại thành nên không có điều kiện mấy. Nhà tôi, tuy không khá giả lắm nhưng bố mẹ cũng có điều kiện hơn nên tôi bàn xin bố mẹ mượn bìa đỏ nhà, vay vốn ngân hàng lấy 270 triệu đồng để giúp em hoàn thành ước mơ du học. Bởi tôi nghĩ trước sau gì em cũng là người nhà tôi, bố mẹ tôi cũng nghĩ vậy và không hề so đo tính toán thêm nữa khi cho nhà em mượn tiền.
Em đi du học, tôi ở nhà vừa đi làm vừa đi học, làm đủ mọi nghề ngoài giờ học để thêm với bố mẹ trả tiền lãi ngân hàng. Nhà em thì bố mẹ đau yếu, tiền thuốc hàng tháng còn thiếu nên tôi cũng chẳng dám nhắc nhở gì.
Khóa học của em kết thúc cách đây 3 năm rồi, mà em vẫn chưa muốn về. Em bảo em muốn ở lại làm để kiếm thêm chút ít sau này về cho bố mẹ, cho gia đình nhỏ vì em nghĩ, đằng nào cũng mất công sang đây rồi. Nhưng em hết hạn visa mà chưa xin được việc, em lại bảo tôi cần tiền để chạy chuyển sang visa lao động. Lại 1 lần nữa, tôi giấu bố mẹ, vay tiền bạn bè đồng nghiệp để chuyển tiền cho em thỏa ước mơ, dẫu biết rằng, tôi chẳng cần em là người làm ra kinh tế.
Vừa trả nợ xong ngân hàng, tôi lại tiếp tục vay nợ. Nhưng tôi vẫn không hề tính toán nghĩ suy, tôi tin tưởng vào em và tình yêu của em. Ngày ngày tôi vẫn qua lại nhà em, thuốc thang thêm phần cho bố em vì em là con duy nhất trong nhà nên tôi coi đó là trách nhiệm của mình.
Tôi vẫn nhớ ngày tiễn em ở sân bay, em buộc vào tay tôi sợi dây màu đỏ mà nói rằng : “Đó là sợi dây định mệnh trói em với anh, anh không được để mất cho đến khi em về”. Em giơ tay lên và tay trái em cũng có sợi dây màu đỏ định mệnh đó. Suốt 8 năm qua, chưa 1 lần tôi tháo nó ra ngoài lúc tắm hay dọn dẹp đất cát, bởi tôi sợ chỉ cần mình tháo ra dù 1 ngày thì em sẽ rời xa tôi….
Vậy mà hôm nay tôi nhận được những lời nói này từ chính người bà của em, em bảo tôi phải tin làm sao đây? Vẫn ngày ngày nhắn tin cho tôi, gọi điện cho tôi mà sao giờ đây em âm thầm đính hôn người khác? Em à! Tôi muốn gặp em lắm, gặp chỉ để hỏi rằng 8 năm chờ đợi, hi sinh của tôi là hư vô sao?”
Ngay khi được chia sẻ, nhiều cư dân mạng tỏ ra bức xúc và khinh thường cách sống quá ích kỉ, thực dụng của cô gái này: “Không thể tin được là trên đời lại có người có thể trơ trẽn chỉ biết nhận mà không biết cho như thế! Vâng, cô cứ lấy chồng đi nhưng hãy trả lại cho anh ấy đủ 8 năm tuổi thanh xuân đã hi sinh vì ‘cái sự học cao cả’ của cô!”.
Bên cạnh nhiều ý kiến nhảy vào “tấn công” cô gái dồn dập, một vài thanh niên có vẻ sõi đời đánh giá anh chàng trong câu chuyện này quá ngây thơ: “Công anh bắt tép nuôi cò. Cò ăn cò lớn, cò dò lên cây. Chưa bao giờ thấy câu nói này đúng như bây giờ. Trách cô gái sao vô tình, tham lam, ích kỷ. Trách chàng trai sao quá dại dột, bao nhiêu năm bị người yêu “đào mỏ” mà không biết”.
Một nickname khác lại cho rằng câu chuyện này hoàn toàn là bịa đặt: “Nếu là thật thì mình xin cười vào mặt chủ thread phát. Nhưng mình nghĩ là chém gió hoặc xuyên tạc sự thật hoặc có uẩn khuất gì mà thằng chủ thread giấu, chả có thằng ngu nào mà lại tin người đến thế cả mà nó ngu thế thì không thể thuyết phục các cụ nhà nó được… Như thế là xúc phạm kinh nghiệm sống và trí tuệ của các cụ…”.
Thực hư câu chuyện phản bội này như thế nào vẫn chưa rõ song nó cũng một phần cho chúng ta thấy đa số cách yêu, cách sống của giới trẻ bây giờ khác quá, lạ quá,…và có phần thực dụng quá.
(Theo blogtamsu.vn)



Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cô bé người Nhật tính nhẩm siêu đẳng khiến cả thế giới ngỡ ngàng

 Tsujikubo Rinne - Người Nhật tính toán siêu đẳng
Từng khiến cho các đối thủ bị sốc nặng và các khán giả phải sững sờ khi vượt mặt quán quân tính nhẩm thế giới, thế nhưng cô bé thần đồng người Nhật lại luôn ấp ủ một ước mơ giản dị là được làm bà chủ một cửa hàng... bánh ngọt.
Tuy từng tham gia rất nhiều cuộc thi từ khi còn bé xíu, nhưng phải đến khi xuất hiện trong cuộc thi Siêu Trí Não - Super Brain (mùa 2 - năm 2015) do đài truyền hình Chiết Giang, Trung Quốc tổ chức, cô bé người Nhật Tsujikubo Rinne mới được cả thế giới biết tới vì khả năng tính nhẩm "thần sầu" của mình.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Du học sinh chết đuối tại Nhật Bản chưa được đưa thi thể về nước

Trường hợp du học sinh chết đuối tại Nhật Bản , gia đình vẫn chưa có tiền để đưa thi thể của em về nước mai táng. Đây quả thực là tin buồn với gia đình khi con em họ mới đi du học Nhật Bản được 1 thời gian
5 ngày sau khi gặp nạn tại Koya (Kusuga, Fikuoka, Nhật Bản), thi thể em Đặng Văn Quang (SN 1994, quê xã An Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa được đưa về nhà vì gia đình không thể xoay xở nhanh số tiền đến hàng trăm triệu đồng.

Sáng 1/9, PV tìm đến nhà ông Đặng Văn Lịch (bố em Quang) tại thôn Thống Nhất, xã An Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Trong ngôi nhà cấp bốn chật chội, không khí đau thương bao trùm trên từng nét mặt người thân.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Tại sao nên đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3

Trong suốt quá trình hoạt động, chúng tôi đã gặp khá nhiều trường hợp khách hàng muốn đi du học Nhật Bản khi đang là sinh viên năm 1, năm 2. Đi du học giữa chừng như vậy khá lãng phí thời gian, tiền bạc, và cơ hội.. Chính vì vậy, mục đích bài viết này nhằm giúp các bạn học sinh sắp hoặc mới tốt nghiệp cấp 3 lựa chọn thời điểm đi du học nhật bản phù hợp nhất

Đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3


1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngừng học giữa chừng để đi du học.
Có 2 nguyên nhân chính:
Thứ nhất: Lựa chọn ngành học không phù hợp do thiếu kỹ năng tự đánh giá và định hướng nghề nghiệp.
Thứ hai: Lựa chọn ngành học yêu thích nhưng không hài lòng về môi trường học tại Việt Nam.
Cũng theo một số khảo sát đối tượng học sinh lớp 12 do cty tổ chức tại các trường THPT, hầu hết câu trả lời cho câu hỏi “Lý do lựa chọn ngành học và trường học?” là:
   * Do gia đình định hướng để sau này dễ lo việc.
   * Do ngành học sau này dễ xin việc.
   * Do trường thuộc hàng top đầu nên nếu tốt nghiệp thì dễ xin việc.
Và với hình thức thi tuyển như hiện nay, nhiều học sinh chỉ quan tâm đến việc vào được trường đại học mà không hề  nghĩ tới tương lai thị trường đầu ra của ngành mình học sẽ làm sao?
Tại Nhật Bản,thay vì bắt ép các em làm theo ý kiến của mình, các bậc phụ huynh thường khuyến khích con em họ tự lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của bản thân.
Đồng thời, các trường tại Nhật Bản thường xuyên tổ chức các chương trình định hướng, cung cấp các tài liệu về từng ngành nghề (triển vọng ra sao? Người học cần những tố chất gì?…..) cho học sinh. Thông qua đó, học sinh có thể tự phân tích bản thân và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Rõ ràng, sự định hướng của gia đình và nhà trường có tác động rất lớn đến tương lai của học sinh, và vấn đề nằm ở “cách mà chúng ta định hướng cho con em mình.

2. Tại sao nên đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp THPT?
Do đã đăng tài nội dung “vì sao nên đi du học Nhật Bản?”, nên trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích về vấn đề “Sau khi tốt nghiệp THPT – thời điểm nên đi du học Nhật Bản”.
>>Tiết kiệm được thời gian, và tiền bạc.
Nếu đã quyết định đi du học, thì việc đi du học sớm sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, Việc đi du học khi đang học tập dang dở tại Việt Nam là vô cùng lãng phí.
>>Nâng cao khả năng vào được các trường đại học hàng đầu tại Nhật.
Có nhiều cách để vào Đại học tại Nhật. Nhưng đề vào được trường đại học hàng đầu, du học sinh đều phải trải qua kỳ thi vào Đại học dành cho du học sinh quốc tế EJU. Do đó, du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT giúp du học sinh không bị quên mất kiến thức đã học được.
Năng lực học tập và khả năng tiếp thu nhanh hơn.
Càng nhiều tuổi, tỷ lệ nghịch với kinh nghiệm và sự từng trải, khả năng học hỏi và tiếp thu càng giảm. Độ tuổi từ 18 – 22 được cho là phù hợp nhất cho việc đi du học.

Tại sao nên đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3

Du học Nhật Bản vì không đỗ Đại học: là cơ hội chứ không phải vì cùng đường
Nhiều phụ huynh học sinh thường tìm hiểu về chương trình du học Nhật Bản để có phương án phòng bị khi con mình không đỗ Đại học trong nước. Việc này rất dễ dẫn đến những nhận định sai lầm về giá trị chương trình du học sẽ mang lại cho học sinh. Các em học sinh – người trực tiếp tham gia học tập, cũng thường thiếu nghiêm túc và thiếu quyết tâm, do “phải” lựa chọn theo quyết định của bố mẹ.
Để hạn chế điều này, các bậc phụ huynh nên lựa chọn nói chuyện cởi mở với các em về tương lai, cho các em thấy được lợi ích và thách thức khi đi du học Nhật Bản, để các em được tự lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.

3. Lộ trình du học dành cho du học sinh mới tốt nghiệp THPT.
Vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT – ĐH quốc gia, học sinh sẽ Du học Nhật theo hính thức và lộ trình như thế nào?
a. Theo chương trình du học tự túc bằng tiếng Nhật
Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật tại trường Ngôn ngữ.
Để có thể học lên Đại học, cao đẳng tại Nhật, du học sinh cần phải có vốn năng lực tiếng Nhật tối thiểu N2, tương đương với khoảng 1 – 2 năm học, tùy thuộc vào kỳ nhập học. Thông thường, du học sinh sẽ lựa chọn kỳ nhập học tháng 4 (khóa học 2 năm) tại trường ngôn ngữ nhằm đảm bảo đủ thời gian trau dồi tiếng Nhật và tìm hiểu cách thức ứng tuyển vào trường Đại học phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân.

Giai đoạn 2: Học lên Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp (Senmon).
Không khó để học lên trường Đại học, Cao đẳng và trường trung cấp (Senmon), vì xét tuyển chủ yếu dựa trên kết quả học tập và tỷ lệ đi học chuyên cần ở trường tiếng Nhật. Đồng thời, các trường tiếng Nhật đều có chế độ tiến cử du học sinh vào hệ thống các trường liên kết.
(Trường Nhật ngữ trực thuộc đại học quốc tế Tokyo (TIUJ) là 1 trong số những trường có chế độ tiến cử du học vào thẳng trường đại học quốc tế Tokyo (TIU) với mức học bổng 50% học phí.
Giai đoạn 3: Học lên thạc sỹ hoặc tìm việc làm chính thức tại Nhật.
Sau khi kết thúc chương trình học tại Senmon/ CĐ/ ĐH, nếu không muốn về nước, du học sinh có thể lựa chọn tiếp tục học lên cao (Thạc sỹ, Tiến sỹ,…), hoặc xin việc làm chính thức tại Nhật.
Lưu ý: Để làm việc tại Nhật, Du học sinh phải được công ty tuyển dụng làm thủ tục chuyển đổi visa du học sang visa lao động.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

"Đỗ Đại học để rồi thất nghiệp, danh giá nỗi gì? "

Thi đỗ Đại học là một thành tích danh giá với mỗi học sinh, nhưng để làm gì khi mà tốt nghiệp rồi sẽ… thất nghiệp? Đây là cái mà chúng ta cần phải suy nghĩ vì nó ảnh hưởng tới tương lai sau này cũng mỗi chúng ta
du hoc nhat ban vua hoc vua lam

Dưới góc nhìn của TS Nguyễn Tiến Luận – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Nguyễn Trãi, nếu tổ chức tốt hệ thống giáo dục và đào tạo từ phổ thông thì tự khắc những điểm yếu của nền giáo dục sẽ dần biến mất.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Du học ở Nhật Bản và cuộc sống thực tế

Du học ở Nhật Bản và cuộc sống thực tế như thế nào tại nơi đất khách quê người


“Nếu xác định sang Nhật Bản theo hình thức du học tự túc, vừa học, vừa làm thì mỗi người phải xác định tâm lý từ trước là sẽ rất vất vả chứ không giống như những viễn cảnh mà chúng ta tưởng tượng khi nghe tư vấn của một số công ty du học nói

Những chiêu thức “dụ” học sinh tham gia vào chương trình du học Nhật theo hình thức vừa học, vừa làm của các công ty tư vấn du học đã được chúng tôi đề cập ở những kỳ trước. Tuy nhiên, để bạn đọc hình dung rõ nhất thực tế cuộc sống của du sinh Việt Nam tại Nhật Bản, PV báo Đời sống và Pháp luật đã liên hệ phỏng vấn trực tiếp du học học sinh đang học tập tại đây.

Tất cả chỉ là... lời hứa suông!

Chia sẻ với PV từ đất nước mặt trời mọc, chị Nguyễn Thị Thật (26 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang), hiện là sinh viên của Học viện quốc tế J., ở thành phố Osaka, Nhật Bản không khỏi ngậm ngùi. Chị đang làm việc tại một nhà hàng ở thành phố này.

Khi được hỏi về những trải nghiệm cuộc sống thực tế so với những lời quảng cáo của các công ty tư vấn khi ở Việt Nam, chị tâm sự: “Nếu xác định sang Nhật Bản theo hình thức du học tự túc, vừa học, vừa làm thì mỗi người phải xác định tâm lý từ trước là sẽ rất vất vả chứ không giống như những viễn cảnh mà chúng ta tưởng tượng khi nghe các tư vấn viên Việt Nam nói.

Tôi chỉ khuyên một điều, đối với những gia đình không có điều kiện, phải vay tiền để cho con em đi sang bên này du học, tốt nhất nên từ bỏ ý định đó đi. Bản thân tôi là một người rất may mắn vì tìm được một công việc trong nhà hàng, lương tháng tính ra cũng 40 triệu đồng/tháng nhưng chi phí ở đây quá đắt đỏ, chi tiêu tiết kiệm lắm mới may ra đủ trang trải tiền sinh hoạt phí, chứ đừng nói đến chuyện có tiền để gửi về quê như nhiều người nghĩ.

Ít ai biết, chúng tôi vô cùng áp lực. Đó là chưa kể những người không may mắn, công việc không tìm được hoặc quá vất vả không theo được nên nghỉ làm. Họ phải xin gia đình “viện trợ”, nếu không, chẳng biết sống bằng cách nào ở nơi đất khách quê người”.

Du học ở Nhật Bản và cuộc sống thực tế
Do quá mải kiếm tiền, việc học có đảm bảo đối với du học sinh tự túc (ảnh do nhân vật chụp lại quang cảnh một buổi học ở Nhật Bản).

Khi được hỏi về những lời hứa tìm việc của các công ty tư vấn du học khi còn ở Việt Nam, chị Thật cho biết: “Chẳng có công ty Việt Nam nào sang đây xin việc cho du học sinh được đâu. Tất cả chỉ là lời hứa suông, đem con bỏ chợ. Bạn bè tôi bên này tự xoay xở với nhau hết, ai có sức thì làm, không thì phải nhận viện trợ từ gia đình, khổ lắm. Trước đây, họ hứa là sẽ hỗ trợ tìm việc nhưng thực tế công việc chủ yếu vẫn do anh em bạn bè giới thiệu qua nhau.

Phải trực tiếp sống bên này mới thấy được sự vất vả, nghe mấy lời quảng cáo thì cuộc sống của du học sinh tuyệt vời lắm. Thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Thời gian dành cho việc học của chúng tôi rất ít, mọi người chủ yếu là lao đi làm để kiếm sống nên rất vất vả”.

Trong khi đó anh Nguyễn Anh Thao (quê Kim Bảng, Hà Nam), sinh viên Học viện T.Y (Tokyo, Nhật Bản), hiện đang làm phụ bếp cho một cửa hàng gần ga Shinkansen (Tokyo) cho biết: “Công việc ở bên này “xương” lắm chứ không như tưởng tượng của một số người ở Việt Nam. Những người kiếm được một công việc được cho là thuận lợi như chúng tôi còn cảm thấy rất khó khăn trong việc cân bằng thời gian học và làm.

Chưa kể tới, nhiều bạn của tôi do không kiếm được những công việc thuận lợi cho việc học và làm thêm nên toàn phải làm những công việc về đêm. Họ vất vả vô cùng. Thậm chí, nhiều người không chịu nổi vất vả đã trốn ra ngoài với hy vọng làm thêm, thu nhập cao, có tiền gửi về cho gia đình. Tuy nhiên, luật pháp bên này chặt chẽ, muốn trốn ra ngoài cũng phải có nơi nhận và phải chấp nhận cuộc sống chui lủi, phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bị bắt và bị trục xuất về nước.
Trong khi mang danh sang bên này du học mà bị bắt, vừa mất tiền, vừa không có tương lai. Hơn nữa, khi sang bên này, phía công ty bên Việt Nam giữ hết giấy tờ gốc (nhất là với những bạn từng tốt nghiệp đại học) nên nếu có chuyện gì sẽ không rút được hồ sơ. Vì thế, du học sinh bên này phải chịu rất nhiều áp lực chứ không dễ dàng chút nào”.

Những cạm bẫy rình rập nơi xứ người

Nhiều du học sinh khi trao đổi với PV báo Đời sống và pháp luật đều thừa nhận, cuộc sống bên Nhật rất thuận tiện và đáng sống. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với những cạm bẫy, những trò lừa đảo đến từ chính người Việt ở bên đó và những công ty tư vấn du học ở Việt Nam.
Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Đình Trung (kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại thành phố Osaka, Nhật Bản) cho biết: “Một thực tế đang có xu hướng diễn ra phổ biến ở đây (tức ở Osaka - PV) là một số cá nhân người Việt có dấu hiệu lừa đảo du học sinh tự túc mới sang còn bỡ ngỡ. Ở Nhật, đối với du học sinh muốn thuê nhà, đăng ký điện thoại phải có trường học hoặc các công ty bên Nhật bảo lãnh.

Các đối tượng này lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như không thạo tiếng Nhật của những du học sinh mới sang để mời chào thuê nhà, đăng ký điện thoại hộ và tìm kiếm việc làm thêm hộ. Chi phí để thực hiện việc này khá lớn nhưng khi hai bên thỏa thuận lại không có giấy tờ xác nhận hoặc chỉ có vài dòng viết tay. Bản thân tôi đã ghi nhận được ba trường hợp du học sinh mới sang bị một cựu du học sinh lừa thuê nhà và tìm việc hộ tại khu vực Imazato (thuộc Osaka, Nhật Bản).
Những kẻ lừa đảo đã lấy tiền đặt cọc với giá 4 vạn yen (khoảng 8 triệu đồng). Khi hỏi, công ty môi giới nhà đất nói không thu khoản tiền này và người môi giới cũng biến mất tăm”. Theo chia sẻ của anh Trung, khu vực này là “bãi đáp” cho các công ty du học Việt Nam khi đưa du học sinh sang đây, nên tình trạng này khá phổ biến”.

Từ những kinh nghiệm như vậy, anh Trung khuyến cáo: “Theo kinh nghiệm bản thân tôi, đối với những du học sinh mới sang, khi chưa thạo tiếng và chưa hiểu biết nhiều về xã hội Nhật cần phải tìm sự hỗ trợ từ nhà trường và văn phòng nhà trường từ việc tìm nhà, thuê điện thoại cho tới tìm việc làm thêm. Nếu chưa thấy nhà trường trả lời, du học sinh phải chủ động hỏi vì đó là quyền lợi của mỗi người. Mọi người đừng vì vội vàng mà dễ dàng rơi vào bẫy của chính những đồng hương gây ra”.
Những du học sinh lạ nước lạ cái vừa đặt chân tới Nhật không những phải đối mặt với những trò lừa đảo của chính đồng hương mình mà còn có nguy cơ bị chính các công ty tư vấn du học ở Việt Nam “hứa một đằng, làm một nẻo”.

Một du học sinh tại Nhật có facebook là Nguyễn Lê Đình viết: “Mình đã nộp hồ sơ gốc và bằng cấp cho công ty Du học A.L (có địa chỉ ở phố Lạc Trung, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội), tư vấn viên nói rằng, công ty đã chuyển cho mình sang học tại trường kinh tế Tokuyama (nằm ở Gakuendai thành phố Shunan, tỉnh Yamaguchi) với chi phí thấp, công việc làm thêm tốt. Sau đó mình hỏi học phí, anh này cho biết, học phí là 70 triệu đồng/năm, chưa kể tiền nhà và sinh hoạt.

Như vậy, việc làm thêm với thu nhập từ 27-28 triệu đồng/tháng sẽ đủ cho ăn ở sinh hoạt. Nhưng sau đó, mình đã lên trang web của trường này, thấy hoàn toàn khác. Học phí ngay từ khi đậu vào trường phải đóng là 170 triệu - 250 triệu đồng/tháng. Nếu thật như vậy, du học sinh lấy đâu ra tiền mà đóng học phí. Vậy có nghĩa là mức học phí của trường này gấp gần 4 lần so với 70 triệu đồng mà nhân viên tư vấn nói”.

Trong khi đó một nick facebook giấu tên (tên facebook đã bị làm mờ - PV) thì viết: “Bọn em nộp tiền để ở ký túc xá của trường nhưng sang đây, họ lại thuê nhà ở Saitama (một tỉnh của Nhật Bản - PV) trong khi chúng em học ở Shinokubo (thuộc Thủ đô Tokyo, Nhật Bản). Ngày đầu đến phải đứng ngoài trời giữa mùa đông tuyến rơi lạnh buốt. Cuối cùng công ty tư vấn phải bay sang giải quyết, tổn thất trả lại cho bọn em cũng gần 200 man (khoảng 20 triệu đồng – PV”.

Số lượng du học sinh Việt Nam tới Nhật tăng mạnh trong mấy năm gần đây
Theo số liệu của Tổ chức hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) tính đến 1/5/2010 số lượng du học sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản có tổng cộng 3.597 sinh viên. Tuy nhiên, thống kê của cục Đào tạo với nước ngoài (bộ giáo dục & Đào tạo) năm 2014, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã lên tới 14.276 sinh viên. Con số này trong năm 2013 là khoảng 13.000 người.nh cháu T. không có khiếu kiện gì lên cơ quan chức năng”.
Theo Đời sống và Pháp luật

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

"Đột nhập" vào trung tâm tư vấn du học Nhật Bản

Đã có du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" khi bị bỏ rơi nơi xứ người. Một số trung tâm gắn mác "tư vấn du học", vì mục tiêu lợi nhuận đã không quản các chiêu thức tìm mọi cách tuyển sinh.


"Đột nhập" vào trung tâm tư vấn du học Nhật Bản, chúng tôi tìm hiểu thông tin tại 1 trung tâm tư vấn du học trên địa bàn Hà Nội

Cuộc ngã giá từ A đến Z...
Phải mất rất nhiều thời gian dò hỏi, chúng tôi mới tìm được trung tâm du học tại một khu đô thị mới của một quận nội thành Hà Nội. Trung tâm được xây dựng trên diện tích chừng 100m2, kiêm nhiệm các chức năng: tư vấn tuyển sinh, tiếp khách, phòng làm việc của vài chục nhân viên; nơi dạy tiếng, nhà trọ cho các học viên từ ngoại tỉnh lên ăn ở trong thời gian học tiếng và chờ bay.
Đặt vấn đề tìm hiểu thông tin cho đứa cháu sắp sửa tốt nghiệp cấp 3 đi du học vừa học vừa làm tại Nhật Bản, vị giám đốc trung tâm ngoài 30 tuổi “huỵch toẹt”: giá trọn gói 10.200 USD, “cắt” lại “phí môi giới” là 500 USD/cháu.
“Trung tâm sẽ có trách nhiệm lo “từ A đến Z” để cháu nhà anh có visa bay sang Nhật, học tại trường bất kỳ nào của Nhật. Chỉ phát sinh duy nhất một loại phí, đó là phí “chứng minh thu nhập.” – Vị giám đốc tư vấn.
"Chúng tôi sẽ lo cho cháu tất cả mọi thứ, vé máy bay bay sang Nhật, hộ chiếu, phí chống trượt, phí chứng minh thu nhập, nếu muốn trung tâm thuê nhà trong thời gian đầu thì trung tâm sẽ lo cho, với mức 1.000USD/03 tháng, còn nếu gia đình và các cháu tự lo được thì gia đình sẽ lo" - Cam kết của nhà tư vấn.
"Ngoài ra, chúng tôi đảm bảo 100% các cháu sẽ có việc làm, có thu nhập ngay từ tuần thứ hai sau khi sang bên đó. Chúng nó làm ăn tốt lắm, có tiền gửi về nhà, rồi đứa nọ mách đứa kia, có đứa đi được, cả xóm, cả làng cùng quê cũng “đua nhau” đi theo, vui lắm."
“Phí chống trượt” mà GĐ trung tâm du học này nói, chính là yêu cầu tối thiểu và bắt buộc một học viên phải đạt qua một trình độ tiếng Nhật nhất định. Theo quy định, học viên muốn được nhập học tại một trường ĐH Nhật Bản phải đạt trình độ tiếng Nhật “Kiu5” đến “Kiu3” (N3 đến N5 – mức xếp hạng trình độ tiếng Nhật được trung tâm đưa ra).
“Phí chứng minh thu nhập” - theo giải thích của vị giám đốc - đó là mỗi học viên đi du học, gia đình phải chứng minh mức thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng/tháng; có một sổ tiết kiệm gửi ngân hàng với giá trị khoảng 600 triệu đồng, giống như yêu cầu đảm bảo tài chính để không thành “gánh nặng” cho những nước mà học viên theo học.

“Trung tâm sẽ làm luôn thu tục này cho. Anh bảo, bố mẹ chúng nó toàn nông dân ở nhà, làm gì có tiền, tiền cho con đi cũng phải vay mượn, chay đôn chạy đáo, có ai có mức thu nhập ấy... Chúng tôi làm được tất” - Vị giám đốc tiếp tục tư vấn.
Mức phí này là tại trung tâm mà chúng tôi tìm hiểu là 5 triệu đồng.

"Đột nhập" vào trung tâm tư vấn du học Nhật Bản
 
100% học sinh "bay" được hết?
Khi được thắc mắc về việc sẽ có cơ quan chức năng kiểm tra thông tin từ phía gia đình các học viên bằng cách gọi điện hoặc liên lạc về với gia đình, vị giám đốc không giấu giếm: "Nói thật với anh, chúng tôi cũng kiêm luôn việc trả lời đó. Chúng tôi có cả ngàn thuê bao điện thoại (cố định). Những cơ quan đó họ sẽ liên hệ tới các thuê bao này, người trả lời cũng chính là nhân viên của chúng tôi. Người ở quê, biết gì mà trả lời. Thế cho nên, trung tâm chúng tôi 100% đảm bảo học sinh “bay” được hết."
Câu chuyện của trung tâm tiết lộ một quy trình khép kín: toàn bộ thông tin, giấy tờ, thủ tục của học viên sẽ được trung tâm môi giới hoàn thiện, trong đó không loại trừ khả năng có một phần là các giấy tờ giả đã qua mắt các cơ quan quản lý?
Không để người học do dự, vị giám đốc nói tiếp: "Trung tâm vừa “chuyển” hơn 100 học viên sang Nhật. Đợt tiếp theo là hơn 200 học viên."
Điều quan trọng nhất, là các cháu sang Nhật sẽ ở trong môi trường như thế nào, học tập tại trường nào, điều kiện sống, điều kiện làm thêm để các cháu có thể tự trang trải... ra làm sao, thì nữ giám đốc này không hề đề cập.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến rất nhiều học viên, khi “bay trót lọt” sang Nhật Bản, đã nhanh chóng phải đối mặt với tình cảnh dở khóc dở cười: hết tiền, không việc làm, không có trường nào tiếp nhận, không nhà trò, chỗ ở?, 

Có thể nói hiện nay các trung tâm tư vấn du học mọc lên như nấm, thật giả lẫn lộn khiến phụ huynh và học sinh rối không biết đâu là trung tâm uy tín. Chính vì vậy chúng tôi khuyên các bạn hãy tới nơi  tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng ký đi nhé để tránh những rắc rối sau này

theo Vietnamnet