Mọi so sánh đều là khập khiễng nếu bắt buộc phải vạch
ra sự rạch ròi tuyệt đối tốt hoặc xấu của một vấn đề. Việc cân hơn - thua giữa
hai hướng đi du học Nhật Bản và tốn 4 năm cho học đại học tại Việt Nam cũng vậy.
Chúng ta chỉ có thể xem xét hướng đi nào tốt hơn phần nhiều chứ không thể lựa
chọn hướng đi tốt nhất trong tình huống này bởi tốt hay không còn phải phụ thuộc
vào hoàn cảnh, nguyện vọng của từng cá nhân. Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung,
đầu tư cho việc học đại học tại Việt Nam hay lên đường sang xứ Phù Tang du học
là phương án mang lại nhiều lợi ích hơn cả? Hãy theo dõi bài viết này để có được
nhận xét riêng cho mình nhé!

Tính
hai mặt của một vấn đề khi đặt lên bàn cân so sánh
Du học Nhật Bản hay dành thời gian cho 4 năm học đại
học tại Việt Nam đều sẽ tồn tại những ưu, nhược điểm riêng giống tính hai mặt của
một vấn đề vậy. Còn ưu điểm nhiều hay nhược điểm nhiều ngoài những lý do khách
quan như chênh lệch về chất lượng và sự đầu tư cho nền giáo dục của 2 quốc gia còn
phụ thuộc khá lớn vào quan điểm, mong muốn, tính cách và hướng phấn đấu cho
tương lai sự nghiệp của bạn.
Ngày nay, khi du học Nhật Bản phổ biến hơn thì học đại
học cũng đang dần trở thành trình độ được phổ cập tại Việt Nam. Sự bùng nổ của
số lượng các trường đại học trong vài năm qua nhưng không tỉ lệ thuận với chất
lượng giảng dạy chính là một trong những nguyên nhân khiến giáo dục đại học tại
Việt Nam trở nên đại trà và tình trạng thừa thầy thiếu thợ với số lượng thất
nghiệp ở người trẻ tăng cao chóng mặt hơn. Theo số liệu mới công bố của Bộ LĐ
TB & XH, có hơn 1,088 triệu người thất nghiệp trong quý II năm 2016, theo đó trình độ càng
cao thì tỉ lệ thất nghiệp càng lớn và đáng quan ngại hơn không thiếu những người
trình độ cử nhân, thạc sỹ buộc phải giấu bằng để làm công nhân trong thời buổi
hiện tại. Con số ấy hẳn nói được nhiều điều hơn bất kể lời diễn giải nào về hệ
thống giáo dục còn nhiều bất cập, chất lượng giảng dạy không đáp ứng nhu cầu
làm việc thực tiễn của các trường đại học hiện nay tại đất nước ta.
Vậy tại sao tôi vẫn nói đến tính hai mặt của một vấn
đề ở đây? Bởi nếu bạn có đủ năng lực, trình độ để thi đậu những trường đại học
top đầu với phương pháp giảng dạy tốt, chú trọng chất lượng đầu ra của sinh
viên, luôn cập nhật những tư duy đổi mới so với các trường trên thế giới… thì học
đại học tại Việt Nam vẫn ít nhiều là con đường bảo chứng cho tương lai nghề
nghiệp khá ổn của bạn. Nhưng không phải ai cũng đủ giỏi để đậu Ngoại thương,
Ngoại giao, Đại học Hà Nội,… và nhiều trường top đầu khác. Và cũng không phải
ai cũng có điều kiện chi hàng chục triệu đồng cho học phí 1 tháng học tại những
trường gắn mác quốc tế mà chất lượng sinh viên vẫn chưa thấy nổi trội hơn nhiều
so với mặt bằng chung được.
Chưa kể, dù bạn có tốt nghiệp từ trường tốt nhất tại
Việt Nam đi chăng nữa, thì so với sinh viên quốc tế trình độ của bạn vẫn chỉ là
“vua ao làng” còn cần hoàn thiện nhiều cả về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mới
có thể trở thành những “công dân toàn cầu” sáng giá được. Đó chính là lý do khiến
nhiều phụ huynh và học sinh có tầm nhìn xa luôn lựa chọn ngay từ đầu cho con
cái họ hướng đi du học chứ không phải đầu tư tiền của cho hệ thống giáo dục của
các trường hiện nay tại Việt Nam. Thực tế này thật đáng đau lòng!
Trên bàn cân so sánh, Việt Nam bị Nhật Bản bỏ khoảng
cách rất xa về chất lượng giáo dục. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi Nhật vốn là
siêu cường với sự phát triển nhất nhì thế giới trong hầu hết mọi lĩnh vực. Đây
là một trong những quốc gia được coi là đáng sống nhất trên hành tinh. Trong
hơn 10 năm qua, sự phát triển tốt đẹp quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và sự đầu
tư lớn cho Việt Nam của Nhật đã kéo theo nhu cầu trao đổi nhân lực giữa hai quốc
gia được xúc tiến mạnh mẽ hơn. Du học Nhật cũng vì thế mà bùng nổ bao giờ hết. Rất
nhiều bạn trẻ đã đi con đường này thành công và hiện đang đóng góp công sức,
trí tuệ cho sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều bạn chỉ lựa chọn
du học Nhật Bản khi không thể đỗ đạt vào các trường đại học tại Việt Nam. Họ
coi du học Nhật như là một lối thoát chứ không phải cơ hội tạo nên bước ngoặt
cho tương lai của bản thân. Đây là quan niệm hết sức sai lầm thể hiện tầm nhìn
thiếu rộng mở và tính định hướng của một bộ phận người trẻ. Du học là cơ hội để
mở mang kiến thức chứ không phải lối thoát hay vỏ bọc của các bạn trượt đại học.
Đừng mang cái nhìn định kiến với du học, nhất là du học Nhật khi đây là con đường
để bạn bước lên, vươn ra thế giới chứ không phải lớp vỏ bạn khoác để trốn tránh
thực tại trượt đại học tại nước nhà. Để theo được con đường ấy, bạn cũng sẽ phải
trầy trật, trả giá cả nghĩa đen và bóng với đầu tư về tiền bạc, thời gian, công
sức của mình, nhưng hãy yên tâm bởi đầu tư cho tri thức không bao giờ là lỗ, và
cái mà bạn nhận được sẽ lớn gấp 10 những điều bạn đã bỏ ra.
Nhiều
người thường nói “đậu đại học không xong làm sao đi du học nổi”, hoặc “du học
Nhật chắc chỉ cần tiền là xong”. Điều ấy
thật sai đi xa quá! Thực tế phũ phàng là bộ máy giáo dục Việt Nam vẫn đang rị
mọ phát triển, đổi mới từng ngày nếu không nói là đang lẹt đẹt đi sau thế giới.
Từ trước đến nay, giáo dục Việt Nam vẫn còn nặng nề với khối lượng kiến thức đồ
sộ trải đều suốt 12 năm học nhưng chưa được phân bổ hợp lý. Chưa kể mục đích
học tập ở nước ta là để... đi thi - thi học sinh giỏi, thi chuyển cấp, thi tốt
nghiệp, thi đại học, thi abc... chứ không phải để có thể ứng dụng vào thực tế.
Ngoài ra, “bệnh thành tích” đã cắm rễ quá sâu vào tâm trí của người dạy lẫn
người học nên việc “dạy thực chất, học thực chất” là một khẩu hiệu còn quá xa
vời.
Với một
nền giáo dục còn nhiều thiếu sót như nước ta thì việc các bạn chọn đi du học ở
một nền giáo dục tiên tiến hơn thay vì ở lại Việt Nam chẳng có gì là sai trái.
Nền giáo dục tiên tiến và khác biệt có thể giúp người học dễ dàng bộc lộ khả
năng. Môi trường sống luôn có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự phát
triển của con người. Có một môi trường học tập tốt và thái độ học tập nghiêm
túc thì chắc chắn việc học sẽ thành công dù bạn có đi đến đâu học đi chăng nữa.
Môi trường giáo dục tốt chính là thứ mà Việt Nam chúng ta còn thiếu. Đôi khi
chính nhờ môi trường học tập hiện đại và phù hợp ở nước ngoài sẽ khiến cho bạn
cảm thấy ham thích học tập và cố gắng phấn đấu đạt thành tích cao hơn.
Và nhớ là du học có tiền là chưa đủ. Việc du học phải có kế hoạch. Bạn
muốn tìm kiếm môi trường tốt để trải nghiệm mới mẻ, muốn giao tiếp hội nhập
trực tiếp với nước ngoài, bạn định hướng rõ mình đến đó để làm gì, muốn gì và
sau khi đạt được bạn sẽ có gì trong tay. Nói như vậy có thể có một số bạn bảo
rằng bạn ban đầu đi chỉ là gia đình muốn, mọi người đi du học bạn cũng đi, giờ
vẫn ổn, nhưng bạn cứ ổn như thế đến bao giờ, cái đích mà bạn muốn là như thế
nào? Khi nào mới đạt được nó? Bạn nên đặt cho mình nhiều câu hỏi đáp án nằm ngay
trong bản thân bạn hoặc có thể hỏi ý kiến của người mà bạn thương yêu nhất. Bởi
vậy du học chỉ cần thiết khi bạn đã sẵn sàng và mong muốn, đặc biệt nó là cơ
hội chứ không phải lối thoát cho các bạn bị “sập cánh cửa đại học” tại Việt
Nam.
Du
học Nhật Bản hơn học đại học trong nước ở những điểm nào?
-
Chất
lượng giáo dục mang tầm quốc tế vượt trội hơn hẳn
Nhật
Bản sở hữu những trường đại học tốt nhất, với 5 trong số đó có mặt trong Top
100 những trường đại học xuất sắc nhất thế giới - bảng xếp hạng QS World Univeristy
Rankings 2015/2016. Là một đất nước đề cao giáo dục, Nhật Bản chính là đất nước
cho những sinh viên quốc tế đang tìm kiếm trải nghiệm sống nhiều thử thách và
những khóa học hấp dẫn. Với ngày càng nhiều khóa học được dạy hoàn toàn hoặc
phần lớn bằng tiếng Anh, Nhật Bản trở nên dễ tiếp cận hơn với những ai không
nói được tiếng Nhật. Với những giá trị ngày càng tăng của các chương trình quốc
tế, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tìm thấy những chương trình học lý tưởng ở
Nhật Bản.
Đặc biệt bằng cấp nước ngoài luôn là một lợi thế
trong thị trường việc làm, thậm chí bạn có cơ hội làm việc ở bất kỳ quốc gia
nào mà bạn mong muốn dựa trên thành tích học tập và sự nỗ lực của bạn.
-
Mở
rộng các cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Để
thu hút thêm nhiều sinh viên nước ngoài, các doanh nghiệp Nhật Bản đang rộng
tay chào đón các sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp. Các lĩnh vực có nhu cầu
tuyển dụng nhiều nhất là kỹ thuật, CNTT, đầu tư ngân hàng và giáo dục. Đi đôi
với định hướng thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường toàn cầu của các doanh
nghiệp Nhật Bản, khi theo học tại đây, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội sống và làm
việc cho các công ty của Nhật ở nước ngoài. Tháng 5/2015, chính phủ Nhật Bản
công bố kế hoạch hỗ trợ việc làm cho sinh viên quốc tế bằng cách cung cấp cho
các trường đại học những thông tin thực tập và tuyển dụng liên quan trực tiếp
đến đối tượng nhân lực này. Nhìn chung, Nhật Bản cung cấp vô số cơ hội cho bạn
trong việc tìm kiếm công việc tương lai!
-
Hào phóng
với các hỗ trợ tài chính
Chính
phủ Nhật Bản quyết tâm hỗ trợ tối đa cho các nhân tài có nguyện vọng sang du
học ở Nhật bằng cách cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính dành riêng cho
những sinh viên nước ngoài - thông qua học bổng và trợ cấp. Bên cạnh đó,
các cơ quan chính phủ, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ
(MEXT) và Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) cũng có nhiều cơ học bổng
và chương trình tài trợ tại các trường đại học trên khắp Nhật Bản.
-
Mang đến đời sống chất
lượng cao
Nhật
Bản là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới. Những điều luật
nghiêm khắc về ma túy, rượu bia, sở hữu vũ khí, súng và phòng chống tội phạm
tạo nên một môi trường an toàn cho mọi công dân cũng như sinh viên quốc tế. Đi
kèm với sự an toàn là những cảnh đẹp riêng có, biến đất nước Mặt trời mọc trở
thành nơi tuyệt vời để học tập và khám phá. Những địa điểm quen thuộc với sinh
viên gồm có Toykyo, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới; Kyoto,
thành phố lãng mạn với những kiến trúc Nhật Bản độc đáo; và Công viên Quốc gia
Shiritoko, nơi có những cảnh quan nguyên sơ đẹp đến nghẹt thở.
-
Trưởng
thành hơn cả về kiến thức, trình độ lẫn kỹ năng mềm
Đi du học giúp thay đổi phương pháp tư duy. Khác
với giáo dục trong nước, chương trình học tập ở nước ngoài chủ yếu nhằm định
hướng, phát triển tư duy của người học. Sinh viên là nhân vật chính, còn các
thầy cô chỉ là những người hướng dẫn, họ có thể rèn luyện được phương pháp tiếp
cận vấn đề, óc phân tích tổng hợp, đánh giá, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và xử
lý thông tin.
Du học Nhật Bản vừa học vừa làm cũng giúp phát triển vốn ngoại
ngữ. Có thể nói đây là một trong những lý do chính mà nhiều học sinh đã nghĩ
đến khi quyết định đi du học. Bạn không chỉ có thêm vốn từ vựng phong phú, ngữ
pháp chuẩn, mà còn rèn luyện khả năng nghe tốt, phát âm chuẩn, ngữ điệu hay,
ngôn ngữ hình thể phù hợp. Trong môi trường du học khi bạn tiếp xúc với người
khác là bạn bè, là thầy cô giáo, hàng xóm hay ở công viên, nhà hàng, siêu
thị…cũng là lúc bạn được rèn luyện thực hành ngữ âm, giọng điệu của mình một
cách thường xuyên nhất, điều mà bạn khó mà có thể có được khi học tại quê
hương. Đây có thể nói là sự lựa chọn tuyệt vời để có thế nâng cao khả năng
ngoại ngữ một cách hiệu quả trong một thời gian ngắn nhất bởi lẽ, môi trường
học tập, giao tiếp.
Du học giúp kiến thức, tầm nhìn của bạn rộng mở
hơn. Bạn có thể nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt nhìn ra thế giới. Được tiếp
xúc với các nền văn hóa mới, bạn sẽ làm phong phú thêm kho tàng tri thức của
mình xuất phát từ lối sống, về văn hóa, về con người không chỉ ở nơi các bạn
đang học tập mà cả nhiều nước trên thê giới. Tại các trường mà bạn theo học có
rất nhiều sinh viên đến từ các nước khác nhau trên thế giới nên bạn có thể hòa
mình vào một môi trường đa sắc tộc, đa văn hóa, để giao lưu, học hỏi và trao
đổi văn hóa của mình với các bạn.
Địa chỉ: VPGD số 6 Đường Tôn Thất Thuyết , P. Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0466 866 770