Hiển thị các bài đăng có nhãn du học sinh Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học sinh Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Nữ sinh đi du học Nhật Bản "vừa xinh vừa giỏi"

Đi du học Nhật Bản các bạn nên học hỏi nhưng người đi trước, họ có kinh nghiệm cuộc sống bên Nhật hơn  Bạn cũng cần tìm hiểu những tấm gương đã thành công khi cũng bước trên con đường mà bạn đã chọn xem họ đã làm thế nào, thực hiện ra sao,… để có được thành công ấy. Cô bạn Nguyễn Huyền Trang được vinh danh trong bài viết này là một ví dụ tiêu biểu.

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài cực xinh, cô nàng này còn có thể khiến bạn ngạc nhiên vì bảng thành tích ấn tượng, từng đoạt giải nhất cuộc thi về ý tưởng kinh doanh với giải thưởng là 300 triệu đồng để khởi nghiệp ở Nhật.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Tôi thấy xấu hổ khi cảnh sát Nhật học tiếng Việt

Số lượng người Việt đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm hay thực tập sinh, tu nghiệp sinh tại Nhật ngày càng nhiều do sức hấp dẫn của thị trường này quá lớn. Nhưng thay vì người Việt được vinh danh trên đất Nhật, ta lại thấy những câu chuyện đáng buồn, đáng xấu hổ của những người Việt xấu xí được nhắc đến thường xuyên hơn. Những du học sinh, thực tập sinh không lo cố gắng làm việc, học hỏi mà chỉ đợi chờ cơ hội để trộm cắp, đá vé tàu, bỏ trốn, phạm pháp,…Những tấm biển cảnh cáo của người Nhật viết rõ ràng bằng tiếng Việt và cho người Việt hẳn đã làm những người Việt chân chính đang sống tại Nhật không khỏi cảm thấy muối mặt thay, đau đớn thay. Những người Việt sống thiếu ý thức tại Nhật vô hình chung đã cộng hưởng để tạo nên một rào cản ngăn thế hệ sau này được Đông Du đến đất Nhật.
Hãy cùng đọc lá thư được gửi bởi một nghiên cứu sinh hiện đang du học Nhật Bản về vấn đề này để hiểu rõ hơn. 

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Nhật Bản sẽ đóng cửa với du học sinh Việt Nam

Theo kết quả từ một số công ty/ trung tâm du học nhật Bản tại Việt Nam, số lượng học sinh trượt tư cách lưu trú tại Osaka, Kobe, Nagoya và Kyoto không có nhiều thay đổi so với những năm trước. Tuy nhiên tình hình tư cách lưu trú tại Tokyo năm nay có khá nhiều thay đổi. Có một số trường có tỷ lệ học sinh trượt lên đến 30%.
Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản

Nhật Bản sẽ đóng cửa với du học sinh Việt Nam

Đó là chưa kể đến có trường có tỷ lệ trượt đến 90 và 100%. Như vậy có thể thấy so với những năm trước, đã có sự hạn chế nhất định đối với tỷ lệ được chấp nhận tư cách lưu trú của du học sinh. Thế nhưng cho đến hiện tại, theo tìm hiểu của phóng viên, chưa có đủ thông tin để khẳng định rằng du học sinh Việt Nam đã bị cơ quan nhập cư Nhật (Nyukan) siết chặt hơn trên diện rộng để quản lý.
Ngay trong ngày hôm nay, phóng viên đã có một số cuộc tiếp xúc với đại diện một số trường tiếng tại Tokyo để hỏi về thông tin có hay không việc Nyukan sẽ làm chặt hơn với các hồ sơ du học sinh đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Nepan, Myanmar, Sri Lanka.
Anh Toyoumi Yagasa, quản lý một trường tiếng Nhật gần ga Ikebukuro, cho biết, anh đã quản lý công việc tuyển sinh học sinh Việt Nam được 5 năm nay. Tại trường của anh, tỷ lệ đạt visa của học sinh vẫn đạt 100%, tương đương với các năm trước và nhiều trường tiếng khác có chất lượng mà anh được biết vẫn có tỷ lệ đỗ visa cao trên 95%.
So sánh giữa đầu tuyển sinh Việt Nam và phía bên các trường tiếng Nhật, có thể thấy khu vực Tokyo và phụ cận đã trở nên khó khăn hơn với du học sinh Việt Nam, nhưng cái khó khăn chủ yếu tập trung ở những trường tiếng kém chứ không phải tất cả các trường.
Nhóm những trường tiếng có tỷ lệ học sinh trượt visa cao, theo lý giải của quản lý một trường tiếng khác cũng tại khu vực Tokyo, chủ yếu mới được thành lập, quản lý du học sinh không tốt, để cho học sinh bỏ học đi làm và bỏ trốn quá nhiều và bị cục điều tra nên đã bị đánh trượt tư cách lưu trú của hàng loạt học sinh.
Tháng 8/2016, một quan chức Bộ Giáo dục Nhật đã chính thức thừa nhận: “Có rất nhiều trường tiếng Nhật lừa đảo du học sinh. Chúng tôi đã mất kiểm soát nhóm trường này.” Ngay sau đó, chính phủ Nhật đã lập tức đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay để siết chặt hoạt động của các trường. Và việc giảm bớt số lượng tư cách lưu trú được cấp cho kỳ học tháng 4/2017 này có thể coi như những diễn biến đầu tiên của xu thế thanh lọc các trường tiếng chất lượng kém.

Có nhiều quan điểm cho rằng việc số lượng tư cách lưu trú được cấp giảm đi đồng nghĩa với việc cửa cho du học sinh Việt Nam sang Nhật đang hẹp dần. Theo quan điểm của đại diện một số trường tiếng Nhật tại Tokyo, điều đó không đúng.
Họ khẳng định trên thực tế từ năm 2008 cho đến nay, chính phủ Nhật luôn nhất quán với mục tiêu tăng cường chào đón du học sinh các nước đến Nhật học. Theo tính toán ở thời điểm năm 2008, tỷ lệ sinh viên nước ngoài theo học tại các trường cao đẳng, đại học, sau đại học tại Nhật mới chỉ chiếm 3% trong tổng số 3,5 triệu sinh viên đang theo học các hệ đào tạo trên tại khắp nước Nhật.
Nếu so trong nhóm các nước không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong cuộc sống như Đức, tỷ lệ 3% quá thấp so với con số 12,3% tại Đức và 11,9% tại Pháp. Còn nếu so với các nước sử dụng tiếng Anh, tỷ lệ sinh viên nước ngoài tại Nhật chỉ tương đương khoảng 1/7. Hiện nay tỷ lệ sinh viên nước ngoài tại Anh là 25,1% còn tỷ lệ đó tại Úc đạt hơn 26% (số liệu tính toán ở thời điểm năm 2008).
Chính phủ Nhật chính vì vậy đặt mục tiêu nâng số lượng sinh viên nước ngoài tại Nhật lên mức 300 nghìn, tức khoảng gần 10% vào năm 2020. Mục tiêu tăng tỷ lệ sinh viên nước ngoài hoàn toàn diễn ra cùng thời gian với việc tỷ lệ chấp nhận du học sinh Việt Nam cũng ngày càng tăng.
Đại diện của một số trường tiếng Nhật cho biết trong khoảng thời gian khoảng 5 năm gần đây, tỷ lệ du học sinh Việt Nam được chấp nhận tư cách lưu trú đã tăng rất nhanh, từ mức khoảng 60% lên mức trung bình 90% hiện nay.
Và đặc biệt, cho đến tận thời điểm hiện tại, dù có thông tin trên báo chí về sẽ siết chặt một số quy định về chứng minh tài chính với du học sinh xuất hiện trên báo chí, các trường tiếng Nhật chưa hề nhận được thông báo nào cho việc thắt chặt giải trình tài chính áp dụng cho các kỳ sắp tới.
Vì thế, việc số lượng các du học sinh Việt Nam được cấp tư cách lưu trú trong kỳ tháng 4/2017 giảm chỉ mang tính thời điểm, nó nói lên quan điểm thanh lọc các trường tiếng Nhật của chính phủ Nhật chứ không nói lên quan điểm cắt giảm du học sinh Việt Nam.
Với những du học sinh đã trượt kỳ tháng 4/2017, có rất nhiều lý do đằng sau việc các bạn trượt, nhưng có thể khẳng định một lý do quan trọng chính là việc các bạn đã lựa chọn phải những công ty kém chất lượng liên kết với trường tiếng kém uy tín dẫn đến nuykan không chấp thuận cấp tư cách lưu trú.

du học nhật bản vừa học vừa làm
thông tin du học nhật bản mới nhất
tuyển sinh du học nhật bản 2017


Theo kí giả D.N
Ành iStock

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Một năm tiễn 3 du học sinh Việt - liệu du học Nhật có thực sự dễ dàng?

2016 đánh dấu một năm đớn đau của đồng bào Việt với sự ra đi đột ngột của 3 trí thức trẻ nơi đất khách quê người. Hành trình du học Nhật Bản mang ước mong tiệm cận tri thức mới, cơ hội mới của các em bất chợt dở dang, bỏ lại đó cả thanh xuân và tương lai tươi sáng ở phía trước,...Nỗi đau và những mất mát ấy làm dấy lên câu hỏi, liệu du học Nhật, giấc mơ Nhật Bản có thực sự dễ dàng đến thế? Hãy cùng đón đọc bài viết trên báo thethaovanhoa.vn để tự mình xây dựng một góc nhìn về nỗi mất mát này. 

Một năm tiễn 3 du học sinh nơi đất khách 12 giờ khuya 24/12, du học sinh Nguyễn Đình Liên (21 tuổi, quê quán Cửa Lò, Nghệ An) bị đánh thức bởi một cuộc điện thoại kêu cứu từ một người bạn cùng phòng. Vẫn chưa rõ chuyện gì, chỉ biết rằng bạn mình đang gặp nguy, Liên vội vã chạy đến thì gặp một nhóm người Việt đang xô xát với một nhóm người Thái Lan. Tưởng rằng Liên được gọi đến để “tiếp viện”, nhóm người Thái liền xông vào tấn công, gây trọng thương cho cậu sinh viên hiền lành. Dù đã được đưa đi cấp cứu nhưng Liên đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 1 giờ sáng ngày 25/12. Cuộc sống của Liên đã mãi dừng lại ở tuổi 21, ở một nơi không phải quê hương mình. Đến khoản vay mượn cho Liên đi du học Nhật Bản nay còn chưa trả hết, gia đình cậu đã phải đau đáu xoay xở để vay một số tiền khá lớn để đưa cậu về nhà an táng. 
 
Trở lại tháng 9/2016 – thời điểm đồng bào Việt như đứt từng khúc ruột trước hung tin về hai cái chết liên tiếp của hai du học sinh Việt tại Nhật Bản. Giữa tháng 9, một du học sinh tên Trần Đắc Tình (sinh năm 1993, quê tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đột ngột qua đời do bệnh cảm nặng nhưng mãi một tuần sau, đau lòng thay, gia đình Tình vẫn chưa thể đưa thi thể cậu về quê mai táng. Sang Nhật từ tháng 6/2015, vừa ổn định với nhịp sống ở xứ văn minh chưa được bao lâu thì Tình đã vội vã ra đi, bỏ lại gia đình với người mẹ vốn luôn đau yếu cùng khoản nợ không biết làm sao trả hết do vay mượn để Tình được đến với xứ người. Lên đường sang xứ văn minh với nhiều kì vọng và ước mơ, Trần Đắc Tình không ngờ rằng mình sẽ không bao giờ biến những điều đó thành hiện thực. Vẫn chưa thể quên gương mặt sáng sủa, hiền lành của cậu du học sinh Đặng Văn Quang (quê ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Hoàn thành 12 năm đèn sách tại quê nhà, Quang được cha mẹ đầu tư cho sang Nhật du học như bao bạn bè đồng trang lứa xung quanh cậu. Tương tự như trường hợp của Liên và Tình, gia đình của Quang cũng không mấy khá giả, nhưng vì tương lai của con nên đã cố gắng hết sức vay mượn, cầm cố được 300 triệu đồng.

liệu du học Nhật có thực sự dễ dàng? 

Sang xứ người, ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, Quang lao vào học tập và tranh thủ tìm việc làm thêm tại Nhật Bản để trang trải việc học, đồng thời gửi về quê để giúp bố mẹ trả nợ dần. Vốn không có nhiều thời gian để đi chơi, gia đình khá yên lòng khi Quang gọi điện về báo rằng mình đang đi biển cùng bạn bè ở Koga. Nhưng họ đâu ngờ, đó là những lời cuối cùng họ nghe được từ người con trai chăm ngoan, hiền lành, bởi sang hôm sau, Quang chỉ là một cái xác không hồn do chết đuối. Những điểm tương đồng về số phận kém may mắn của ba nam sinh khiến nhiều người không khỏi đau lòng và bàng hoàng tự hỏi: Nhật Bản hay bất kì một đất nước phát triển nào đó, có thật sự là nơi giấc mơ bắt đầu như bấy lâu nay người ta vẫn bảo nhau? Khi “mặt trời mọc” nhưng trời vẫn không sáng 

Những năm gần đây, du học Nhật Bản vừa học vừa làm cũng như xuất khẩu lao động sang Nhật dường như là một xu hướng lan ngày một rộng ở các tỉnh lẻ, một số vùng quê nghèo. Ở phạm vi làng xã nhỏ hẹp, còn mang tính cộng đồng cao, một người làm là cả làng bắt chước theo. Cũng chính từ đó mà đã có biết bao thanh niên như Liên, Tình, Quang đã háo hức lên đường sang xứ sở mặt trời mọc, với nhiều kì vọng phía trước và khoản nợ không nhỏ đằng sau.Nhưng rồi, cuộc sống ở đất nước có trình độ công nghiệp hóa cao, phát triển hàng đầu thế giới với tính kỉ luật thép, quả thật không phải dễ thích nghi trong một sớm một chiều. Những người trẻ phải học tập và lao động gần như gấp đôi, gấp ba mới duy trì và bắt kịp nhịp sống nơi đây. Để rồi những hình ảnh du học sinh Việt co ro ngủ vội giữa các ca làm trong một kho hàng ẩm ướt, chật chội nào đó xuất hiện trên các mạng xã hội. Những câu bình luận, những cú nhấp chuột chia sẻ vẫn không thể vơi đi sự cơ cực của người trẻ Việt nơi xứ lạ.  Còn gì xót xa hơn khi tương lai rộng mở, đầy hứa hẹn đâu không thấy, mà tin về chỉ là những hình ảnh như thế, đáng buồn hơn là những trang tin bằng ngôn ngữ xứ người về những du học sinh Việt bị bắt vì tội ăn cắp – một trong những tội bị khinh rẻ nhất ở xứ văn minh. Và thậm chí là những hung tin về một mái đầu xanh nào đó đã vĩnh viễn từ biệt cõi đời nhưng không thể đưa thi thể về với đất mẹ vì không đủ tiền trang trải… Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản

Duhọc Nhật Bản vừa học vừa làm hay bất kỳ nước phát triển nào khác – đi là để trở về, đi để hấp thụ nền giáo dục tiến bộ từ xứ người, để mang về cống hiến cho đất nước. Có lẽ ngày xưa, cũng như bao du học sinh khác, ba bạn trẻ này cũng từng háo hức với chuyến hành trình đến một phương trời mới, để thử thách bản thân, học hỏi và trở về trong một ngày không xa. Nhưng rồi, cuộc đời không ai lường trước được điều gì. Ba bạn trở về với đôi mắt nhắm nghiền, cơ thể đã cứng đơ, không chút sinh khí, chờ ở sân bay không phải là những giọt nước mắt hạnh phúc của bậc sinh thành, mà là nỗi đau của kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh. Và rồi, những giấc mơ, hoài bão còn dang dở của các bạn mãi mãi ở lại nơi xứ người… Dẫu biết rằng, trong xã hội hay thời đại nào cũng thế, một khi đã dám đi xa, dám mơ lớn thì rõ ràng đoạn đường phía trước sẽ không hề bằng phẳng, thậm chí còn lắm truân chuyên, nhưng vẫn không thể thôi xót lòng cho những người trẻ lăn lộn đến bán mạng ở đất khách quê người. Cuộc sống xa gia đình, xa đồng bào ở một nơi không nói cùng ngôn ngữ với mình, chưa kể khác biệt văn hóa, xét cho cùng vẫn là khá đắt, khi đặt ngang hàng với một giấc mơ chưa chắc đã thành hiện thực, với những kì vọng chưa chắc bao năm “cày cuốc” đã đáp ứng được. Nhất là khi, những ước mơ và kì vọng ấy, lại phải trả bằng cả tuổi thanh xuân và mạng sống như thế này. Đôi lời tạm kết Không phủ nhận góc nhìn của báo thethaovanhoa.vn về nỗi đau, sự mất mát của 3 trường hợp du học sinh Việt ấy. Không phủ nhận thực tế của cuộc sống du học tại Nhật Bản không toàn một màu hồng với thảm hoa trải sẵn,…Nhưng sau tất cả, hãy nhìn sự việc ở tầm phổ quát để thấy được rằng hàng nghìn du học sinh sang Nhật đã khôn lớn, trưởng thành ra sao, du học Nhật Bản đã đem đến những giá trị gì, cơ hội nào cho họ và hơn thế nữa, một khi đã là tai nạn thì dù bạn chọn khép mình trong môi trường giáo dục của nước nhà, nó vẫn xảy đến với bạn chứ không phải cứ đi du học, cứ ra nước ngoài mới gặp những tai nạn ấy… 

Đừng đem những trường hợp cá biệt mà bôi đen, đánh đồng toàn bộ giấc mơ, những nỗ lực, cố gắng của hàng nghìn du học sinh khác,  cũng như khiến bao người trẻ đang nuôi giấc mộng tiệm cận với tri thức mới, cơ hội mới từ hành trình du học Nhật Bản phải hoang mang, lo sợ trước những vấn đề mà ta gọi đó là “tai nạn” kia. Du học Nhật Bản thực tế không hề dễ dàng nhưng nó không phải cánh cửa mở ra địa ngục. Những khó khăn trên chặng đường bạn sắp bước sẽ đem lại cho bạn những gì, hãy tự mình trải nghiệm vẫn hơn. Bởi “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng” thì “bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai” cả. “Đường vinh quang” của du học Nhật Bản không phải chỉ có lúc đứng trên đỉnh cao danh vọng, mà là cả những giấc ngủ vội, những giờ học thâu đêm, những buổi lo chạy kịp giờ làm,…và cần “đi qua muôn ngàn sóng gió” khác… Tất cả những khổ nhọc, đánh đổi ấy đều là bước đệm, nấc thang giúp các bạn khôn lớn hơn, trưởng thành thêm mỗi ngày. Nỗi sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực thường lây lan nhanh hơn niềm vui và sự tự tin vào bản thân, cuộc sống. Bởi vậy, thay vì ngồi nghi hoặc mơ hồ về những điều mình muốn trải qua mà người khác nói không nên trải qua bởi tiềm tàng những rủi ro thì bạn nên chuẩn bị kỹ càng tâm lý, tư trang, kiến thức để dấn thân và trải nghiệm nó. Hãy sống một cuộc sống không hối hận bởi được thực hiện những giấc mơ của mình. Và du học Nhật Bản chắc hẳn rất xứng đáng là một trong những giấc mơ bạn nên thực hiện…
 
Cuối cùng, nếu bạn cần được tư vấn thông tin du học Nhật Bản 2017, hãy liên hệ với ThangLong OSC. Chúng tôi luôn sẵn sàng 24/24 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đặc biệt, tặng ngay 10 triệu chi phí cho các bạn đăng ký tham gia chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản trực tiếp tại ThangLong OSC. 

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583 Website: 

Vòng quanh thế giới nghe nỗi niềm đón Tết nơi xa xứ của du học sinh Việt

Mấy ngày nay, box chat rồi hộp mail, điện thoại của các anh, chị tư vấn viên của công ty tư vấn du học nhật bản ThangLong OSC luôn đổ chuông, đầy thư bởi những dòng tâm sự xa nhà của các du học sinh đang du học Nhật Bản, Hàn Quốc. Nghe những lời than thở nhưng rồi tự vực dậy tinh thần của các em khi phải đón Tết nơi phương xa, chúng tôi vừa buồn thương cũng vừa tự hào bởi những cô cậu học trò nhỏ ra đi từ “mái ấm” ThangLong OSC ngày nào giờ đây đã trưởng thành hơn, biết lắng lo, suy nghĩ nhiều hơn. Nhân dịp kể chuyện những cái Tết xa xứ , hãy cùng vòng quanh thế giới lắng nghe những nỗi niềm đón Tết của du học sinh Việt ở bốn phương nhé!
Tết là dịp để ông bà, cha mẹ, con cháu vui vầy bên mâm cơm chiều 30, cùng chúc nhau những lời chúc về một năm mới an lành, hạnh phúc, nhiều may mắn. Tuy nhiên, đối với những du học sinh đang học tập ở xa quê hương, Tết lại là bao nỗi niềm trăn trở, là sự cô đơn, tủi thân, là những giọt nước mắt vì nhớ gia đình. Xa xứ, chuyện giản dị như Tết được quây quần, đoàn viên bỗng cũng trở nên xa xỉ. 
Một bạn du học sinh đang du học Nhật Bn vừa học vừa làm đã từng có bức tâm thư gây sốt mạng xã hội khi định nghĩa về du học sinh. Trong đó có những dòng như thế này: "Du học là cái cảnh nhìn nhà nhà người người cùng nhau sum họp, cùng nhau vui vầy những dịp lễ Tết. Còn mình, lo "cày bừa" kiếm tiền, tối mịt trở về tự mình chào mình trong căn phòng bé tí chưa đầy 6m vuông, tự ăn mừng bằng 1 gói khoai tây chiên, 1 chai Fanta, 1 quyển truyện mang từ Việt Nam sang và tráng miệng bằng nỗi nhớ quê nhà da diết, nhớ đến muốn gào lên chạy ngay về..."
Quả thực, không phải ai cũng có thể có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình giữa cuộc sống đầy bộn bề lo toan. Đối với nhiều du học sinh đi du học Hàn Quốc, Nhật Bản hay tít tận trời Âu, trời Mỹ, một cái Tết Việt Nam giản dị đúng nghĩa lại là điều thật xa vời. Vì cách trở địa lý, vì việc học dang dở, vì mưu sinh mà nhiều người không thể về quê ăn Tết, thậm chí 5-6 năm mới được về một lần. Thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu không khí Tết thực sự với thịt mỡ, dưa hành, những lời chúc năm mới khiến họ không thể tránh khỏi cảm giác chạnh lòng, tủi thân.
Hoài Nam: Tết là khoảng thời gian nhớ nhà nhất trong năm
Đây là là năm thứ hai Dương Hoài Nam – du học sinh hiện đang du học Nhật Bản đón Tết xa nhà. Theo Nam, Nhật Bản không đón Tết âm lịch nên đối với du học sinh, Tết là khoảng thời gian nhớ nhà nhất trong năm. Ở thành phố Nam đang sống có khá ít du học sinh Việt Nam nên không có hội người Việt Nam để cùng tổ chức đón Tết. Đêm Giao thừa, Nam và vài người bạn chỉ mua đồ về cùng nấu nướng, đón năm mới cùng nhau. Tuy nhiên, Nam chia sẻ rằng năm nay do ngày Tết vào đúng tuần lễ thi nên mọi người khá bận chắc có lẽ sẽ tất niên nhỏ hơn năm ngoái.
“Điều nhớ nhất ở Việt Nam dịp Tết chắc có lẽ là ngày 30 dọn dẹp nhà cửa, rồi cùng bố thịt gà để ông cúng tất niên. Còn kỷ niệm nhớ nhất chắc là 2 năm liền mình bị thủng lốp xe ngay đêm Giao thừa. Sáng hôm sau bố mình hỏi là sao xe hỏng thì coi như mình không liên quan đến cái xe đó”.
Mạnh Hùng: Tết chỉ quanh quẩn trong nhà
Năm nay là lần đầu tiên trong đời Võ Thành Mạnh Hùng (sinh năm 1993, quê Hà Tĩnh, đang là du học sinh du học Nhật Bản trường tiếng Nhật Nishi thuộc tỉnh  Fukuoka, Nhật Bản) ăn Tết xa nhà. Hùng cho biết, ngày đầu năm ở Nhật mọi người ăn chè với hy vọng thêm một năm may mắn, thuận lợi. Hai ngày nghỉ ở nhà, Hùng và bạn cùng phòng tổ chức ăn uống đơn giản, rồi về phòng nghỉ ngơi.
“Mọi năm tết đến, mình phụ giúp bố mẹ mua đồ, làm gà, dọn nhà; đi chúc tết họ hàng, thầy cô; tụ tập bạn bè... Năm nay, không khí không có, bình thường đi học và làm thêm bận rộn, chỉ muốn ở nhà. Kể ra cũng buồn!”, Hùng chia sẻ.
Tết Nguyên Đán gần kể, Hùng dự tính xin nghỉ làm thêm cùng bạn bè gặp gỡ, ăn uống. Tuy nhiên, chàng trai 23 tuổi cho hay, không dám vui chơi quá đà vì ngày hôm sau còn đi học, đi làm.
Lan Ngọc: Tết xa nhà nhưng quê hương luôn trong tim 
Lan Ngọc hiện đã du học Hàn Quốc được 2 năm. Nhưng đây là lần đầu tiên cô đón Tết xa xứ. Ngọc cho biết Tết truyền thống tại Hàn Quốc rất thú vị với những tập tục mới lạ. Cô và hội đồng hương Việt Nam đã quây quần với nhau, cùng chuẩn bị bánh chưng xanh, câu đối đỏ, thịt gà,…để đón Tết Việt nơi xứ Hàn sao cho có không khí giống ở quê nhà nhất, bởi rất nhớ quê hương.

Lan Ngọc chia sẻ: Người Việt Nam dù ở nơi nào cũng luôn hướng về gia đình, đất nước và những giá trị văn hóa truyền thống của quê cha đất tổ. Từ bao đời nay, ngày Tết truyền thống luôn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức của mọi thế hệ người dân Việt Nam.

Mỗi dịp Tết đến, người Việt dù ở nơi nào cũng đều gìn giữ những phong tục đón năm mới của ông bà để lại, không “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” cũng “cành mai vàng bên cành đào tươi”. Du học sinh Việt tại các nước cũng không là ngoại lệ. Dù sống xa gia đình, điều kiện thiếu thốn nhưng các bạn trẻ vẫn không quên đón Tết theo truyền thống quê hương.

Nguyễn Khánh Ngọc – du học sinh tại Đức cho biết  đón Tết ở nước ngoài thực sự không có không khí như khi ở Việt Nam. Ngọc luôn hy vọng năm nào đó sẽ có điều kiện về Việt Nam ăn Tết. “Mình nhớ mọi thứ liên quan đến Tết Việt Nam. Nhớ những hàng đào quất trải dài phố phường, nhớ đêm giao thừa dắt nhau ra ven hồ chờ xem pháo hoa nổ lộp bộp, nhớ mâm cơm tất niên và bánh chưng, đặc biệt nhớ những phong bao lì xì đỏ nữa.”
Ngọc tâm sự rằng gia đình luôn là điểm tựa và động lực để cô vượt qua những vất vả khi một mình nơi xứ người. “Dù có buồn và thủi thân , nhưng mình cũng phải tự an ủi rằng vì lệch múi giờ nên sẽ được đón giao thừa hai lần, đón giao thừa với các bạn ở Việt Nam qua mạng rồi lại đón giao thừa cùng mấy bạn ở đây”.
Phương Thảo: Giao thừa vẫn phải đi làm thêm
Gần 2 năm xa nhà, Đinh Phương Thảo – Du học sinh tại Anh đã trải qua 1 cái Tết đầy nỗi nhớ nhà ở xứ người. Thảo cho biết ở London chỉ có các bạn Trung Quốc là tổ chức Tết âm lịch khá lớn, có múa lân và bắn phảo hoa tại Chinatown. Giao thừa năm ngoái, Thảo đã từng khóc rất nhiều vì nhớ mẹ, nhớ gia đình.
“Cảm xúc duy nhất khi một mình đón Tết là nhớ gia đình. Giao thừa năm ngoái mình ở bên này vẫn phải đi làm. Khi gọi cho mẹ, mẹ đã khóc rất nhiều vì thương con gái làm mình cũng khóc theo. Lúc ấy là Giao thừa ở Việt Nam nhưng ở Anh mới là 5h chiều. Mình sau một hồi khóc thì quay ra “bắt” các bạn làm cùng nói Happy New Year dù các bạn ý không hiểu gì và có lẽ thấy mình hơi ngớ ngẩn.” Thảo cũng chia sẻ Tết đến rất nhớ mâm cỗ quê nhà vì đồ ăn ở Anh không ngon và khá đắt đỏ nên mâm cỗ Tết không trọn vẹn và không giống hương vị ở Việt Nam.
Linh Trang: 365 ngày, ngày nào cũng đầy ắp nỗi nhớ nhà
Phạm Thị Linh Trang – Du học sinh tại New Zeland chia sẻ cô rất vui và háo hức vì được đón Tết ở Việt Nam sau quãng thời gian xa nhà. Trang tâm sự: “Năm nay mình may mắn được về Việt Nam ăn Tết cùng bố mẹ. Không chỉ riêng Tết mà đối với mình, suốt 365 ngày, ngày nào cũng đầy ắp nỗi nhớ nhà. Với những du học sinh như mình thì thật sự những ngày này rất buồn và tủi thân, nhớ bố mẹ, nhớ gia đình. Những lúc như vậy thì cũng chỉ còn biết cố gắng học tập, làm việc để xua đi phần nào sự nhớ nhung đó”.
Một mùa xuân mới đang đến thật gần, Tết cũng cận kề, rộn ràng trên từng ngõ phố. Xin chúc cho những du học sinh năm nay không đoàn viên, quây quần cùng gia đình trong ngày Tết được sẽ được trải nghiệm những niềm vui, hạnh phúc mới mẻ hơn khi đón Tết cùng bạn bè nơi phương xa.
Và đừng để bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành,… làm bạn quên nhiệm vụ chính của mình là học và làm thật tốt nhé. Với các bạn chưa có cơ hội đến Nhật Bản, Hàn Quốc theo học, qua Tết này chính là dịp tốt nhất để bạn khởi động ước mơ của mình. Hãy liên hệ với ThangLong OSC, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi thông tin về chương trình du học Nhật Bản, Hàn Quốc tự túc hoàn toàn miễn phí.
Đặc biệt, với các bạn đăng ký trực tiếp tại công ty, chúng tôi sẽ hỗ trợ 10 triệu chi phí du học Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thông tin  chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583