Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất nước Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất nước Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Nước Nhật là thiên đường hay địa ngục cho lao động nhập cư?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về xuất khẩu lao động Nhật Bản, nhưng tựu chung khó có thể phủ nhận đây là thị trường cung ứng việc làm lương cao, ổn định, chế độ đãi ngộ tốt và có sức hấp dẫn nhất đối với phần đông lao động Việt Nam.


Nhật có thể là “thiên đường du lịch” nhưng chưa chắc đã là “thiên đường cho lao động nhập cư” bởi vẫn còn những người Việt làm việc tại Nhật theo kiểu chui lủi, phi pháp do thiếu hiểu biết, do bị lừa đảo,…và hậu quả là bị bóc lột sức lao động, cùng quẫn về tài chính do không xin được việc làm tử tế… Nhật càng không phải là địa ngục, bởi một thị trường khát nhân lực, luôn tạo mọi điều kiện công việc cho các bạn có tay nghề, kỹ năng và trả lương thưởng, đãi ngộ xứng đáng cho bạn, giúp bạn có cơ hội thay đổi cuộc sống thì sao lại là nơi chôn vùi giấc mơ đổi đời được? Nhất là khi hiện tại du học sinh Việt tại Nhật đang đông nhất, số lượng lao động Việt làm việc có thời hạn tại Nhật chỉ đứng sau thị trường Đài Loan.



Tốt hay xấu, khó khăn hay dễ dàng trước hết đều nằm ở thái độ của người lao động. Khi người lao động chuẩn bị tốt cho mình cả về trình độ tiếng Nhật cũng như tay nghề, ý thức làm việc họ sẽ có khả năng tự tiếp cận với nguồn thông tin, xử lý công việc tốt, nhận mức lương cao hơn và tự bảo vệ mình trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên cái tốt của xuất khẩu lao động Nhật đã nói đến quá nhiều, trong bài viết này chúng tôi muốn chỉ ra những thực trạng ít màu hồng hơn để giúp lao động không bị ru ngủ bởi các thông tin từ công ty cung ứng nhân lực kém chất lượng.


Báo Trí Thức Trẻ có bài viết nêu quan điểm: Chương trình thực tập sinh kỹ năng được chính phủ Nhật đưa ra với mục tiêu đào tạo nghề cho lao động. Sau đó họ có thể về nước áp dụng những kỹ năng mà họ đã học ở Nhật, và sẽ hoàn toàn là bất hợp pháp nếu thực tập sinh chỉ được làm việc ở những vị trí không có trình độ chuyên môn.


Tuy nhiên theo số liệu của Vice News, phần đông lao động nước ngoài trong tổng số gần 150 nghìn người tham gia các chương trình thực tập sinh này chỉ được làm những công việc thuần tay chân trong ngành nông nghiệp, dệt may và xây dựng. Thời gian tới Chính phủ Nhật có kế hoạch sẽ tuyển thêm ít nhất 70 nghìn người lao động nước ngoài nữa để phục vụ cho các dự án hạ tầng cũng như một số ngành nghề khác. Đơn giản bởi hiện tại, Nhật rất cần lao động phục vụ cho các dự án hạ tầng cho thế vận hội Olympic 2020.


Nhật khát lao động là vậy nhưng lao động nước ngoài đến Nhật, nhất là người Việt chỉ có số lượng rất ít được làm những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn. Tại sao lại vậy?


Đa phần người lao động Việt Nam chỉ muốn sang để kiếm tiền nhanh, nhưng điều căn bản nhất là muốn làm việc tốt thì ngôn ngữ phải tốt. Trong khi họ không chịu thừa nhận và không chịu học tiếng. Tại rất nhiều các trung tâm học tiếng Nhật dành cho đối tượng du học sinh và tu nghiệp sinh ở Hà Nội, giám đốc trung tâm cho biết học viên rất lười, lớp học tổ chức ra nhưng học viên thường xuyên bỏ học.


Tiếng Nhật kém khiến họ không thể tự tìm hiểu thông tin để biết mình thực ra có đang bị các công ty lao động lừa hay không. Tiếng Nhật kém sẽ gây ra vô cùng nhiều rào cản ngăn trở người lao động giao tiếp với các ông chủ Nhật sau này. Chắc chắn ai từng quản lý lao động đều hiểu khi không thể truyền đạt được yêu cầu của mình đến người lao động, người lao động không tiếp thu, công việc không đạt tiến độ, cảm giác khó chịu sẽ đến mức độ nào.


Chưa kể đến việc khi có vấn đề xảy ra, với ngôn ngữ kém, người lao động cũng không thể tự tìm đến luật sư hay nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho mình. Tiếng Nhật kém đồng nghĩa với mất đi công cụ căn bản nhất để giao tiếp làm việc hiệu quả và bảo vệ bản thân.


Thói quen lao động thiếu tổ chức thiếu kỷ luật của người Việt Nam cũng chính là yếu tố khiến họ không được đánh giá cao trong mắt các ông chủ Nhật. Văn hóa Nhật coi trọng sự đúng giờ. Trong rất nhiều các thông báo về sự kiện hay các buổi họp hành, người tham dự luôn được “khuyến khích” đến sớm từ 10 đến 15 phút. Nhưng nhiều người lao động Việt Nam lại không có được tác phong như vậy. Văn hóa và kỷ luật lao động không đạt chuẩn Nhật khiến người lao động Việt Nam khó có thể được tôn trọng.


Có thể thấy khi người lao động chuẩn bị tốt cho mình cả về trình độ tiếng Nhật cũng như tay nghề, họ sẽ có khả năng tự tiếp cận với nguồn thông tin, xử lý công việc tốt, nhận mức lương cao hơn và tự bảo vệ mình trong trường hợp cần thiết.


Để cập nhật những đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản với lương cơ bản cao và chế độ đãi ngộ tốt, vui lòng truy cập website thanglongosc.edu.vn hoặc liên hệ trực tiếp với Thang Long OSC theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí!





Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Sau khi đến Nhật Bản du học bạn nên tránh 3 điều tối kỵ sau

Muốn sống tốt tại Nhật buộc bạn phải hiểu biết và tránh những điều nên kiêng kỵ ấy. Trong bài viết này, Thăng Long OSC sẽ chia sẻ 3 điều tuyệt đối không nên làm tại Nhật. Nếu du học Nhật Bản là lựa chọn của bạn, hãy nhớ kỹ những điều này để có cuộc sống của du học sinh tốt nhất tại Nhật Bản

Sau khi đến Nhật Bản du học bạn nên tránh 3 điều tối kỵ sau

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Bạn có biết Nhật Bản là quốc gia duy nhất tại châu Á đón Tết theo lịch dương?

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với việc giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa truyền thống, nhưng tại sao Nhật lại bỏ phong tục đón Tết Nguyên Đán (theo lịch âm) mà chuyển sang đón Tết dương? Đó là thắc mắc của rất nhiều người trong đó có cả các du học sinh hiện đang du học Nhật Bản vừa học vừa làm . Dù người Nhật không ăn Tết âm lịch như Việt Nam nhưng ngày Tết dương lịch vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của “xứ sở hoa anh đào”. Hãy cùng tìm hiểu phong tục đón năm mới ở xứ sở Phù Tang xem có điểm gì độc đáo nhé!

Du học nhật bản - đón tết dương lịch
 

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Du học sinh Việt chia sẻ tips để phượt vòng quanh nước Nhật

Yêu nước Nhật và say mê văn hóa Nhật đã khiến cậu bạn người Việt không chỉ lựa chọn đi du học Nhật Bản mà còn nung nấu ý định phượt quanh xứ sở hoa anh đào. Hơn thế nữa, cậu còn dành thời gian tạo nên một bộ ảnh tuyệt đẹp với những khung hình tĩnh lặng, bình yên như thơ như họa được góp nhặt trên quãng đường phượt khắp nước Nhật của mình nhằm đánh thức tình yêu với mảnh đất này cho những ai đang sống và chuẩn bị đến sống tại Nhật. 

Du học sinh Việt chia sẻ tips để phượt vòng quanh nước Nhật
 
Nhật Bản là một quốc gia huyền bí và thú vị, chắc chắn là thế rồi. Bạn từng nghe đến Nhật Bản với nền văn hóa lâu đời, là thế giới của truyện tranh, là nơi của những điều kỳ cục xen lẫn phi thường. Vậy bạn có bao giờ nung nấu ý định đi phượt vòng quanh nước Nhật?
Anh chàng du học sinh Nhật này đã dùng quãng thời gian rảnh rỗi của mình để thực hiện điều đó. Bằng chiếc máy ảnh thân thuộc, cậu đã ghi lại những góc thiên nhiên tuyệt đẹp của Nhật cũng như đường phố ở đây. Nhưng chỉ cần nhìn qua, chúng ta đã ấn tượng ngay với bộ ảnh này bởi tông màu film ma mị và kì bí của từng tấm hình. 
Phạm Mạnh Hiệp (nickname là Chester, sinh năm 1992) hiện đang là du học sinh học tập và sinh sống ở Tokyo, Nhật Bản. Bắt đầu đến Nhật từ 4/2014, nước Nhật dường như  trở thành một phần không thể thiếu đối với Hiệp. Vì muốn chia sẻ Văn hóa ăn uống của người Nhật Bản và cảm hứng sống tích cực đến nhiều bạn trẻ hơn nữa, cậu đã thực hiện dự án "See The World" - Phượt vòng quanh nước Nhật và đăng tải trên Facebook mang tên Chester Media, thu hút rất nhiều người theo dõi và xuýt xoa.
Bộ ảnh được chụp ngẫu nhiên trên hành trình nên nó không hề có một concept nào trước. Mọi thứ  xuất phát từ tư duy hình ảnh của một người đã từng học mỹ thuật về sự cảm nhận ánh sáng. Tất cả ảnh đều được chụp bởi máy ảnh Sony A7R, nhưng được dùng lens film  lấy nét bằng tay 50 1.4 của Nikon được sản xuất rất lâu năm. Chính điều này đã khiến cho bộ ảnh có chất "phim" rất lạ và đặc biệt. 

Một số Tips cho các bạn muốn du lịch bụi ở Nhật do chính Mạnh Hiệp chia sẻ:
§  Hàng năm nước Nhật có 3 đợt bán loại vé tàu đặc biệt của JR đi toàn quốc với giá chỉ khoảng 12000¥ (khoảng hơn 2 triệu đồng)
§  Tàu Shinkansen là phương tiện tiện lợi nhất cho một chuyến đi đường dài quốc nội ở Nhật.
§  Nhưng máy bay lại là phương tiện rẻ nhất khi bạn phải chuyển vùng ở Nhật.
§  Đến một thành phố mới luôn có loại vé tàu và xe bus đi toàn tuyến trong ngày với giá cực kỳ tiết kiệm.
§  Các bạn có thể sử dụng các quán ăn, cafe hệ thống, internet, các cửa hàng tiện ích 24h để trú tạm qua đêm, nhất là dưới thời tiết lạnh như hiện tại ở Nhật nếu không book được phòng khách sạn.
§  Tại Nhật có rất nhiều ổ cắm tại trước các cửa hàng, cây bán nước tự động, cửa hàng tiện ích, quán ăn nhanh... Bạn có thể xin phép hoặc sử dụng nhanh chóng để sạc pin. 
§  Wifi miễn phí có tại khắp nơi tại các ga tàu, cửa hàng tiện ích, các quán ăn nhanh... chỉ với một vài bước đăng nhập cực kỳ tiện lợi cùng một chút hiểu biết tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
§  Một số lưu ý về văn hóa ứng xử: Không tự ý chụp đồ vật nếu có biển cấm chụp hình, hãy xin phép trước khi chụp hình một ai đó vì ở Nhật bạn có thể gặp rắc rối. Đây cũng là nguyên nhân bạn không thể tắt âm thanh chụp ảnh của các điện thoại cho thị trường Nhật. 
§  Cuối cùng là người dân Nhật vô cùng tốt bụng nên không gặp phải khó khăn gì trong hành trình,  hãy hỏi người dân và họ sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ bạn. 

       Nhật Bản là một quốc gia huyền bí và thú vị, chắc chắn là thế rồi. Bạn từng nghe đến Nhật Bản với nền văn hóa lâu đời, là thế giới của truyện tranh, là nơi của những điều kỳ cục xen lẫn phi thường. Vậy bạn có bao giờ nung nấu ý định đi phượt vòng quanh nước Nhật?
(Theo kenh14.vn)

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Dịch vụ “phục vụ cái chết” đang kiếm hàng tỷ USD tại Nhật

Dân số già là hiện trạng tác động rất mạnh đến kinh tế, xã hội và cả văn hóa Nhật Bản. Người Nhật hiện giờ rất quan tâm tới việc tự lo hậu sự cho mình, kéo theo ngành công nghiệp phục vụ cái chết tại xứ sở Phù Tang rất phát triển.
Akira Okomoto ngồi dậy và trèo ra khỏi chiếc quan tài. “Rất thoải mái,” ông nhận xét. Theo Bloomberg, cảnh tượng này diễn ra ở một quán cafe ở phía tây Tokyo nơi một nhóm người tụ tập lại để thử “trải nghiệm quan tài”, mà theo lời chủ quán Masumi Murata là sẽ giúp người ta “trân trọng từng ngày được sống và nhận ra thứ gì thực sự quan trọng” khi suy nghĩ về cái chết.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Nhật Bản được coi là nước độc nhất vô nhị

Vì sao Nhật Bản là một đất nước được coi là độc nhất vô nhị? Nhật Bản có gì khác biệt hả các bạn?


Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng, không đất nước nào giống đất nước nào. Vì vậy chúng ta không thể so sánh quốc gia nào độc đáo hơn cả. Trừ Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với các nước châu Á khác. Tuy nhiên nó cũng có nhiều nét giống với các quốc gia Châu Âu, thậm chí là Mỹ. Mặc khác, Nhật Bản thật sự rất đặc biệt. Đây là các lý do.
Nhật Bản được coi là nước độc nhất vô nhị

1. Dễ thương
Không phải lúc nào Nhật Bản cũng dễ thương cả.
Sự ám ảnh với từ "kawaii" bắt đầu từ những năm 1970 từ khi kinh tế Nhật bắt đầu phát triển.
Những năm 70, các nhà quảng cáo ở Nhật hoàn thành xuất sắc việc quảng cáo, tuyển truyền và phân phối sản phẩm. Những đồ vật, chiếc ví với hình thù dễ thương đã thu hút mọi khách hàng trong nước. Nếu như bạn chọn một ngân hàng chỉ vì trong đó có hình nhân vật rất chi là kawaii thì hãy hiểu rằng bạn đã bị NHẬT BẨN HÓA rồi!

Thậm chí ngay cả biển báo cũng đều kawaiiiiiiiii!

2. Otaku
Otaku nói khái quát là fanboy, được coi là những kẻ điên khùng. Người Nhật không thích otaku, đơn giản bởi họ trông rất điên khùng. Hiển nhiên, Nhật Bản thì không hề điên khùng tí nào.

Nói rõ hơn thì tầng lớp Otaku cũng không hề điên khùng. Nhiều Otaku chỉ bị ám ảnh bởi nền văn hóa nhạc pop mà thôi.

3. Phục vụ
Nhật Bản là đất nước phục vụ tốt nhất thế giới. Những người phục vụ ở Nhật Bản hầu hết đều rất lịch sự và tận tình.

Điều đặc biệt nhất là những người phục vụ Nhật không đòi hỏi tip. Mục đích làm việc đã làm nên dịch vụ giúp đỡ tuyệt vời ở Nhật Bản.

4. Hosto
Hosto hay còn gọi là các anh chàng làm việc phục vụ, nói chuyện, tâm sự với khách. Ở Nhật, họ còn hơn cả đặc biệt - họ kỳ lạ, họ độc nhất vô nhị. Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn các khánh hàng của hosto lại là nữ giới.

5. Tinh thần đồng đội
Người xưa ở Nhật từng nói: "The nail that sticks out gets hammered down." ( Có thể dịch ra là ai chơi trội sẽ bị tập thể trừng phạt ). Người Nhật có xu hướng tôn trọng tập thể hơn chủ nghĩa cá nhân. Ở Nhật, tinh thần tập thể là nhất.

Hy sinh cống hiến vì tập thể luôn được coi trọng ở Nhật. Những kẻ tự cao và ích kỷ sẽ bị khinh thường. Vì vậy, đến Nhật, đừng bao giờ tự cao và xem trọng chủ nghĩa cá nhân nhé.

6. Nhân viên văn phòng
Không một nhân viên nào ở Mỹ hay châu Âu có được phong cách làm việc đặc biệt như ở Nhật Bản. Họ rất hiếm khi ở nhà, có vẻ như nhà chỉ được coi là chỗ để ngủ. Sau đó họ thức dậy và bắt đầu đến công sở.

7. Lễ hội
Nhật Bản có muôn vàn lễ hội độc đáo. Hàng năm, hầu như tất cả người dân Nhật Bản đều tham gia lễ hội.

8. Đồng phục
Người Nhật mặc đồng phục từ thưở đi học. Nhiều người thậm chí còn mặc đến suốt đời.

9. Anime/Manga
Anime và manga là thế giới văn học nghệ thuật. Ngành này là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, từ golf đến chiến tranh rô-bốt

10. Hài kịch Nhật Bản
Chương trình ti vi ở Nhật bao gồm các chương trình diễn hài kịch. Trong khi ở phương Tây, các nhà truyền thông thường coi đó là một thứ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Đây quả là một nhận xét sai lầm.
xem thêm> Những điều thú vị về xứ sở Phù Tang
nguồn: Internet

Những điều thú vị về xứ sở Phù Tang

Cùng Thăng Long OSC điểm lại những điều thú vị về đất nước Nhật Bản – Xứ sở Phù Tang  nhé

Nhật Bản tuy không phải là đất nước rộng lớn nhưng lại nổi tiếng khắp thế giới với truyền thống văn hóa và lối sống độc đáo của người dân.
1. Tên tiếng Nhật của Nhật Bản có nghĩa là “Xuất xứ của mặt trời”, hay ta thường gọi là “Đất nước mặt trời mọc”.

Nhật Bản - Đất nước mặt trời mọc

2. Nhật Bản được tạo thành từ gần 7.000 hòn đảo và được bao quanh bởi biển Nhật Bản ở phía Đông, Thái Bình Dương ở phía Tây.
3. Tính đến tháng 7 năm 2012 có hơn 127 triệu người sống tại Nhật Bản, vì thế quốc gia này được xem là nước có dân số lớn thứ 10 trên thế giới.

Nhật Bản - Đất nước mặt trời mọc

4. Do nằm dọc vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản có rất nhiều núi lửa và thường xuyên xảy ra động đất.
5. Gần ba phần tư diện tích đất đai của Nhật Bản là rừng hoặc núi nên rất khó có thể dùng để xây dựng các trang trại, khu công nghiệp hoặc khu dân cư.
6. Nhật Bản là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới và sở hữu nhiều công ty nổi tiếng trên toàn cầu như: Toyota, Honda, Sony, Canon, Toshiba…
7. Nhật Bản cũng được xem là một trong những nước sở hữu nhiều môn võ thuật nhất trên thế giới như: Karate, Judo, Sumo, Kendo, Aikido…

Nhật Bản - Đất nước mặt trời mọc

8. Sumo mới thực sự là môn thể thao quốc gia của nước Nhật, mặc dù môn bóng chày được đông đảo người dân yêu thích và khá phổ biến.
9. Có thể nhiều người không biết rằng ở Nhật Bản có loại dưa hấu đen tên Densuke nổi tiếng và giá có khi lên đến 400 USD một quả. Loại dưa hấu này được trồng duy nhất tại phía Bắc đảo Hokkaido. Tuy nhiên chỉ có bên ngoài của nó có màu đen, còn bên trong vẫn là màu đỏ quen thuộc. Nhưng nó có vị ngọt thanh ăn rất ngon miệng.


Đất nước mặt trời mọc

10. Hằng năm, nước Nhật nhập khẩu khoảng 85% sản lượng cà phê của Jamaica. Cà phê được đóng lon và bán phổ biến với hai loại nóng và lạnh tại các máy bán hàng tự động trong các thành phố.
13. Chợ Tsukiji tại Tokyo được xem là chợ cá lớn nhất Nhật Bản, ước tính có khoảng 2.000 tấn cá được buôn bán tại khu chợ này mỗi ngày. Chợ Tsukiji cũng là địa điểm hấp dẫn khách du lịch với sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng được bán tại đây.

Nhật Bản - Đất nước mặt trời mọc

14. Sàn nhà ở Nhật thường được nâng lên cao so với mặt đất, điều này có ý nhắc nhở khách đến nhà phải bỏ giày dép bên ngoài và thay bằng đôi dép đi trong nhà được chuẩn bị sẵn.
15. Máy bán hàng tự động được đặt ở khắp nơi tại Nhật Bản, vì vậy các du khách có thể dễ dàng mua báo, nước uống thậm chí là thuốc lá từ các máy tự động này.

nguồn: Internet

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật

Các bạn sắp đi du học Nhật Bản nên tìm hiểu văn hóa, đời sống của người dân Nhật Bản, người Nhật giao tiếp như thế nào?..


Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

 + Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

  + Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

 + Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

 + Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

 + Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

 + Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.
Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật


Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

 + Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.

Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.
Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.

nguồn: Internet

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Vài nét về đất nước Nhật Bản

1. Vị trí địa lý, diện tích và địa hình
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản gồm 4 đảo chính, Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới..

>> Tìm hiểu văn hóa ăn uống của người Nhật Bản




2. Đặc điểm về khí hậu
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt.
3. Đặc điểm dân số
Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127,4 triệu người, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa.Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyuans.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 vào năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai.
4. Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.
6. Tôn giáo
Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (đạo Shinto), có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Qua Trung Quốc và Triều Tiên, Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vào Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI. Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Shinto và Phật giáo
7. Quốc kỳ và Quốc ca
Quốc kỳ Nhật Bản, ở Nhật Bản tên gọi chính thức là Nisshōki, nhưng người ta cũng hay gọi là Hinomaru tức là "vầng mặt trời", là lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) ở trung tâm.
Quốc ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo
8. Hệ thống chính trị
Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.
9. Văn hoá, phong tục tập quán.
Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ cũng đều tỏ ra rất lịch sự và nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập quán tốt đẹp của người Nhật.
Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội.
10. Hệ thống phương tiện giao thông Tại các thành phố lớn tại Nhật Bản phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu điện và tàu điện ngầm rất thuận tiện và đúng giờ. Bên cạnh đó, một số người cũng sử dụng xe buýt. Tuy nhiên xe buýt không tiện lợi so với các phương tiện trên do có số lượng chuyến không nhiều và có khả năng không đúng giờ vào những giờ cao điểm. Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày. Ngoài ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế.