Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Nước Nhật là thiên đường hay địa ngục cho lao động nhập cư?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về xuất khẩu lao động Nhật Bản, nhưng tựu chung khó có thể phủ nhận đây là thị trường cung ứng việc làm lương cao, ổn định, chế độ đãi ngộ tốt và có sức hấp dẫn nhất đối với phần đông lao động Việt Nam.


Nhật có thể là “thiên đường du lịch” nhưng chưa chắc đã là “thiên đường cho lao động nhập cư” bởi vẫn còn những người Việt làm việc tại Nhật theo kiểu chui lủi, phi pháp do thiếu hiểu biết, do bị lừa đảo,…và hậu quả là bị bóc lột sức lao động, cùng quẫn về tài chính do không xin được việc làm tử tế… Nhật càng không phải là địa ngục, bởi một thị trường khát nhân lực, luôn tạo mọi điều kiện công việc cho các bạn có tay nghề, kỹ năng và trả lương thưởng, đãi ngộ xứng đáng cho bạn, giúp bạn có cơ hội thay đổi cuộc sống thì sao lại là nơi chôn vùi giấc mơ đổi đời được? Nhất là khi hiện tại du học sinh Việt tại Nhật đang đông nhất, số lượng lao động Việt làm việc có thời hạn tại Nhật chỉ đứng sau thị trường Đài Loan.



Tốt hay xấu, khó khăn hay dễ dàng trước hết đều nằm ở thái độ của người lao động. Khi người lao động chuẩn bị tốt cho mình cả về trình độ tiếng Nhật cũng như tay nghề, ý thức làm việc họ sẽ có khả năng tự tiếp cận với nguồn thông tin, xử lý công việc tốt, nhận mức lương cao hơn và tự bảo vệ mình trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên cái tốt của xuất khẩu lao động Nhật đã nói đến quá nhiều, trong bài viết này chúng tôi muốn chỉ ra những thực trạng ít màu hồng hơn để giúp lao động không bị ru ngủ bởi các thông tin từ công ty cung ứng nhân lực kém chất lượng.


Báo Trí Thức Trẻ có bài viết nêu quan điểm: Chương trình thực tập sinh kỹ năng được chính phủ Nhật đưa ra với mục tiêu đào tạo nghề cho lao động. Sau đó họ có thể về nước áp dụng những kỹ năng mà họ đã học ở Nhật, và sẽ hoàn toàn là bất hợp pháp nếu thực tập sinh chỉ được làm việc ở những vị trí không có trình độ chuyên môn.


Tuy nhiên theo số liệu của Vice News, phần đông lao động nước ngoài trong tổng số gần 150 nghìn người tham gia các chương trình thực tập sinh này chỉ được làm những công việc thuần tay chân trong ngành nông nghiệp, dệt may và xây dựng. Thời gian tới Chính phủ Nhật có kế hoạch sẽ tuyển thêm ít nhất 70 nghìn người lao động nước ngoài nữa để phục vụ cho các dự án hạ tầng cũng như một số ngành nghề khác. Đơn giản bởi hiện tại, Nhật rất cần lao động phục vụ cho các dự án hạ tầng cho thế vận hội Olympic 2020.


Nhật khát lao động là vậy nhưng lao động nước ngoài đến Nhật, nhất là người Việt chỉ có số lượng rất ít được làm những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn. Tại sao lại vậy?


Đa phần người lao động Việt Nam chỉ muốn sang để kiếm tiền nhanh, nhưng điều căn bản nhất là muốn làm việc tốt thì ngôn ngữ phải tốt. Trong khi họ không chịu thừa nhận và không chịu học tiếng. Tại rất nhiều các trung tâm học tiếng Nhật dành cho đối tượng du học sinh và tu nghiệp sinh ở Hà Nội, giám đốc trung tâm cho biết học viên rất lười, lớp học tổ chức ra nhưng học viên thường xuyên bỏ học.


Tiếng Nhật kém khiến họ không thể tự tìm hiểu thông tin để biết mình thực ra có đang bị các công ty lao động lừa hay không. Tiếng Nhật kém sẽ gây ra vô cùng nhiều rào cản ngăn trở người lao động giao tiếp với các ông chủ Nhật sau này. Chắc chắn ai từng quản lý lao động đều hiểu khi không thể truyền đạt được yêu cầu của mình đến người lao động, người lao động không tiếp thu, công việc không đạt tiến độ, cảm giác khó chịu sẽ đến mức độ nào.


Chưa kể đến việc khi có vấn đề xảy ra, với ngôn ngữ kém, người lao động cũng không thể tự tìm đến luật sư hay nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho mình. Tiếng Nhật kém đồng nghĩa với mất đi công cụ căn bản nhất để giao tiếp làm việc hiệu quả và bảo vệ bản thân.


Thói quen lao động thiếu tổ chức thiếu kỷ luật của người Việt Nam cũng chính là yếu tố khiến họ không được đánh giá cao trong mắt các ông chủ Nhật. Văn hóa Nhật coi trọng sự đúng giờ. Trong rất nhiều các thông báo về sự kiện hay các buổi họp hành, người tham dự luôn được “khuyến khích” đến sớm từ 10 đến 15 phút. Nhưng nhiều người lao động Việt Nam lại không có được tác phong như vậy. Văn hóa và kỷ luật lao động không đạt chuẩn Nhật khiến người lao động Việt Nam khó có thể được tôn trọng.


Có thể thấy khi người lao động chuẩn bị tốt cho mình cả về trình độ tiếng Nhật cũng như tay nghề, họ sẽ có khả năng tự tiếp cận với nguồn thông tin, xử lý công việc tốt, nhận mức lương cao hơn và tự bảo vệ mình trong trường hợp cần thiết.


Để cập nhật những đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản với lương cơ bản cao và chế độ đãi ngộ tốt, vui lòng truy cập website thanglongosc.edu.vn hoặc liên hệ trực tiếp với Thang Long OSC theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét